Nếu nói về vị tướng được yêu quý nhất thì người đó chắc chắn là Triệu Vân. Triệu Vân chính là một trong ngũ hổ tướng của nước Thục, mặc dù vậy thì so với những người còn lại thì thành tích của ông vẫn có phần thua xa. 

Tam Quốc là thời kỳ phân tranh thiên hạ giữa 3 thế lực hùng mạnh lúc bấy giờ là Nguỵ, Thục, Ngô. Nó không chỉ nổi bật vì các cuộc chiến hùng hậu như: Xích Bích, Di Lăng,… mà còn là sức mạnh, tài năng của các mưu sĩ và võ tướng đã khiến cho hậu thế nể phục.

Để đánh giá về tài năng của các võ tướng người xưa có câu:”Nhất Lữ, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi”, ý nói rằng trong số các dũng tướng nổi tiếng đương thời như Triệu Vân, Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu hay Trương Phi, thì Lữ Bố vẫn được xếp hàng thứ nhất.

Tài năng võ nghệ của các võ tướng này được “bảo chứng” qua việc lấy mạng bao võ tướng lừng lẫy của đ.ị.ch thủ. Tuy nhiên trong số này, Triệu Vân lại là người chưa từng lấy mạng võ tướng nào nhưng vẫn xếp vị trí thứ 2. Tại sao lại vậy?

Triệu Vân nổi tiếng là vị tướng hoàn mỹ hiếm có trong số các vị danh tướng thời Tam Quốc. Hơn nữa, ông còn được dân gian xưng là võ thần với tài năng võ thuật phi thường, tính cách trung thành, nghĩa khí và trượng phu.

Triệu Vân (168-229), tự Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Các thế hệ sau này, từng có sự xếp hạng về võ công của các danh tướng thời Tam Quốc, trong đó Lã Bố đứng nhất thì Triệu Vân đứng thứ hai và theo sau là Điển Vi. Tuy nhiên, nếu nói về vị tướng được yêu quý nhất thì người đó chắc chắn là Triệu Vân. Triệu Vân chính là một trong ngũ hổ tướng của nước Thục, mặc dù vậy thì so với những người còn lại thì thành tích của ông vẫn có phần thua xa.

Một trong những chiến công lừng lẫy nhất của Triệu Vân có lẽ phải kể đến là cứu ấu chúa Lưu Thiện, tuy nhiên trong trận chiến đó, dường như ông không chạm mặt với bất kỳ vị tướng dũng mãnh nào.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi này, Triệu Vân trong đời chưa bao giờ ɢιế т vị danh tướng nào thì luận về võ công, sao có thể sắp xếp vào hàng thứ hai trong Tam Quốc? Sau khi tổng kết cuộc đời của Triệu Vân, chúng ta có thể thấy hai điểm mạnh đủ để khiến ông trở thành đệ nhị võ lâm Tam Quốc và chỉ đứng sau Lã Bố.

Thứ nhất, Triệu Vân là vị tướng trong đời chưa từng bị thương, điều này là rất hiếm có ở thời đại loạn lạc như Tam Quốc. Đến cả Quan Vũ dũng cảm, mạnh mẽ như vậy còn từng bị phục kích bằng những mũi tên ᴛẩᴍ độᴄ. Triệu Vân thì khác, ông năm lần bảy lượt đột phá quân Tào nhưng vẫn bình an vô sự giữa biết bao binh lính, cuối cùng thì giải cứu thành công A Đẩu.

Thứ hai là Triệu Vân trong đời chưa lần nào thất bại. Khi Triệu Vân theo chân Lưu Bị, Lưu Bị chỉ là một thế lực yếu ớt. Chống lại quân Ngụy trong suốt nhiều năm liền, người ta có thể tưởng tượng ra Triệu Vân đã trải qua biết bao nhiêu trận chiến á.c liệt, tuy nhiên ông vẫn chưa lần nào thất bại.

Nếu như Triệu Vân đánh ít trận mà không thua thì không có gì để nói. Ở đây, ông đã trải qua không biết bao trận chiến á.c liệt và chưa từng thua.

Triệu Vân cả đời chưa từng một lần bị trúng tên, tuổi gần 70 vẫn một mình đánh bại cả nhà võ tướng Hàn Đức. Trong trận chiến ấy, ông còn từng dùng thương gạt rơi nhiều mũi tên của quân đ.ị.ch.

Đều là tướng giỏi, vậy đâu là lý do khiến Triệu Vân cả đời chưa từng bị một mũi tên nào làm bị thương, còn Quan Vũ võ nghệ phi phàm lại bị trúng tên nhiều đến thế?

Sự khác biệt nằm ở trong cách lựa chọn ᴠũ ᴋʜí của cả hai. Quan Vũ dùng đại đ.a.o, còn Triệu Vân lại dùng thương làm binh khí. Thương là thứ ᴠũ ᴋʜí yêu cầu người ra đòn phải nhanh, chuẩn, h.i.ể.m, nếu không khi vung ra không chỉ không ɢιế т được địch mà còn có thể không kịp thu ᴠũ ᴋʜí về, bị kẻ địch thừa cơ sát hại.

Để có thể sử dụng thành thạo thứ ᴠũ ᴋʜí khó dùng như thương, Triệu Vân từ sớm phải hình thành thói quen quan sát một cách tỉ mỉ. Chẳng hạn như một lần Ngô Quốc Thái ở chùa Cam Lộ triệu kiến Lưu Bị. Tôn Quyền nghe theo kiến nghị của thuộc hạ, lén cho người mai phục, chỉ cần Quốc Thái tỏ ý không vừa lòng sẽ lập tức hạ sát Lưu Bị.

Nhưng Triệu Vân bấy giờ quan sát thấy Ngô Quốc Thái rất hài lòng, bèn lặng lẽ kiến nghị Lưu Bị đem chuyện này nói cho ông ta. Ngô Quốc Thái biết chuyện, giận tới mức lập tức muốn ɢιế т ¢нếт kẻ mai phục, khiến Tôn Quyền vô cùng khó xử.

Sau đó, Lưu Bị lại đứng ra nói giúp Tôn Quyền, chuyện này mới coi như xong. Nếu đổi lại người ở đó không phải Triệu Vân mà là người nóng nảy như Quan Vũ, thì e rằng mọi chuyện đã sớm bị làm ầm lên.

Hơn nữa trình độ bắn tên của Triệu Vân phải nói là siêu đỉnh. Mặc dù sử dụng thương làm ᴠũ ᴋʜí chính, nhưng Triệu Vân cũng rất thông thạo kỹ thuật bắn tên, tránh tên.

Triệu Vân vốn nổi tiếng với kỹ thuật bắn tên thượng thừa, cũng vô cùng hiểu rõ thứ binh khí này, bình thường đều chú ý nghiên cứu cách bắn tên và tránh tên.

Có lần, Chu Du phái Từ Thịnh, Đinh Phụng truy bắt Gia Cát Lượng. Sau khi thuyền của họ gần đuổi kịp, may có Triệu Vân giương cung bắn trúng dây buồm mới có thể giải nguy.

Lần khác, Tôn Quyền phái Chu Thiện đuổi theo Triệu Vân. Kẻ này lệnh cho quân sĩ đồng loạt bắn tên, danh tướng họ Triệu chỉ cầm thương xoay một vòng, tên ở bốn phía đều đồng loạt rơi xuống.

Phần lớn cuộc đời Triệu Vân đều dành cho sự nghiệp xây dựng nước Thục. Đến năm 229, Triệu Vân qυα đờι ở Hán Trung. Sau khi ông qυα đờι, Lưu Thiện đã phong Triệu Vân làm “Thuận Bình hầu”, để tưởng nhớ công lao to lớn mà ông đã đóng góp cho đất nước.