Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Triệu  Vân được khắc họa thành một chiến thần thập toàn thập mỹ. Tuy nhiên trong chính sử lại có rất ít ghi chép về vị tướng này.

Triệu Vân (167 – 229) có tên tự là Tử Long. Ông là danh tướng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại vào cuối thời kỳ nhà Đông Hán và xuyên suốt thời Tam Quốc.

Triệu Vân là một trong những công thần khai quốc nhà Thục Hán dưới trướng của Lưu Bị. Ông được binh sĩ ca ngợi là Hổ uy tướng quân bởi mang trong mình lòng tận trung với nước đi cùng một thân võ nghệ dũng mãnh, trí dũng song toàn.

Trong nhiều câu chuyện dân gian dã sử và tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Triệu Vân được tướng quân xếp hàng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng sau Quan Vũ, Trương Phi và đứng trên người anh vợ là Mã Siêu, Hoàng Trung. Tuy nhiên đây chỉ là một chức danh hư cấu.

Luận về tài năng hay chiến công đã lập được, Triệu Tử Long không hề thua kém nhiều thuộc hạ khác dưới quyền của vị quân chủ Lưu Bị nhà Thục Hán. Thế nhưng ông lại chỉ nhận phong những chức tước hữu danh vô thực.

Chiến công lừng lẫy đất trời và điển tích 2 lần Triệu Vân ᴄứᴜ ấu chúa

Lúc cầm quân qua hai đời vua của nhà Thục Hán, Triệu Vân đã anh dũng lập nên nhiều chiến công ghi danh đất trời như nhờ có công của Từ Thứ giúp cho kế phá ải Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân, trận Trường Bản ᴄứᴜ ấu chúa, trận Xích Bích truy kích Tào Tháo hay đánh Tây Xuyên, Hán Trung, cùng Mạnh Hoạch chỉ huy đánh tộc người Man cũng như việc tham gia Bắc phạt do chính Gia Cát Lượng chỉ huy.

Nhưng chiến công nổi tiếng nhất của vị tướng họ Triệu là 2 lần ᴄứᴜ Ấu chúa Lưu Thiện. Lần thứ nhất là khi Tào Tháo đ.ánh ch.iếm Kinh Châu vào năm 208. Khi ấy, Lưu Bị đang giao tranh với quân Tào ở Đương Dương trong trận Trường Bản nhưng thua lớn do chênh lệch phải chạy về phía nam.

Triệu Vân ᴄứᴜ ấu chúa tại trận Trường Bản. (Ảnh: Baidu)

Trong thời buổi ʟᴏạɴ ʟạᴄ, nhiều người người thực hiện kế ly gián truyền tin Triệu Vân hàng Tào nhưng Lưu Bị vẫn một mực tin tưởng vào ông.

La Quán Trung miêu tả việc Triệu Vân ph.á vòng vây quân Tào ᴄứᴜ A Đẩu trong Tam Quốc diễn nghĩa rất ly kỳ. Khi ấy, ấu chúa là Lưu Thiện không đi cùng mẹ ruột mà ở bên cạnh cạnh My phu nhân. Sau khi trao A Đẩu cho Triệu Vân bảo vệ, vị phu nhân này đã ᴛự sáᴛ để bản thân mình không làm vướng chân hai người.

Trong những thời điểm nguy nan nhất, Triệu Tử Long vẫn dũng mãnh xông pha vào trận mạc, ᴄứᴜ A Đẩu – con trai của quân chủ và Cam phu nhân. Hành động này của ông khiến cho Lưu Huyền Đức vô cùng cảm kích.

Triệu Vân vừa ôm Lưu Thiện lại vừa cưỡi ngựa dùng thương để tả xung hữu đột, lao thẳng vào vòng vây quân Tào. Tào Tháo đã ra lệnh quân sĩ phải tìm cách b.ắt sống Triệu Vân, tuyệt đối không được b.ắn lén khi chứng kiến và khâm phục khả năng dũng mãnh của Triệu Tử Long. Vị dũng tướng nhà họ Triệu này vung thương bảo vệ được Lưu Thiện đồng thời ɢɪếᴛ được 50 tướng, ch.ém gãy hai lá cờ to đoạt ɢươᴍ Thanh Công báu của Tào Tháo.

Trong ngũ hổ tướng, Triệu Vân là người chịu tất cả trách nhiệm bảo vệ gia quyến của quân chủ nhà Thục Hán Lưu Bị. Một lần nữa, ông lại ᴄứᴜ ấu chúa vào năm 213. Khi đó, Lưu Bị đang mang quân đánh Ích Châu thì vợ của ông là Tôn phu nhân, em gái Tôn Quyền thường diễu võ dương oai với mọi người. Lưu Bị trao cho Triệu Vân quản nội cung với chức Tư mã Kinh Châu.

Chớp thời cơ khi tin Lưu Bị xuất quân, Tôn Quyền đã phái đội thuyền của mình đến Kinh Châu đón em gái về nước. Tôn phu nhân liền nghe theo muốn dẫn theo Lưu Thiện về cùng.

Khi biết tin, Triệu Vân đã cùng Trương Phi vội vàng dẫn quân chặn sông, một lòng khuyên ngăn Tôn phu nhân nên ở lại. Tuy nhiên, bà ta lại nhất quyết không nghe lời can ngăn của Triệu Vân.

Cuối cùng, cả hai người đã phải nhượng bộ Tôn phu nhân về nước nhưng é.p buộc bà phải để Lưu Thiện lại, chỉ về một mình.

Triệu Vân và Lữ Bố, ai dũng mãnh hơn ai?

Là hai danh tướng hàng đầu thời Tam Quốc, Triệu Vân và Lữ Bố nổi tiếng bất khả chiến bại với nhiều pha lập công xưng danh đất trời. Thật khó để có thể phân định ai dũng mãnh hơn ai giữa hai người này.

Tào Tháo, người đã từng phải chạm trán qua với cả Lữ Bố và Triệu Vân lúc sinh thời đã đưa ra đáp số cho cho bài toán này với câu trả lời ngắn gọn.

Tại trận chiến chống quân Tây Lương, một mãnh tướng của Tào Tháo là Hứa Chử đã có màn so tài đọ sức với Lã Bố ở Bộc Dương. Đôi bên đã giao đấu hơn 20 hiệp mà không phân rõ thắng bại. Lo sợ Hứa Chử gặp thương vong cho nên lúc bấy giờ, Tào Tháo gấp rút phái thêm 5 vị tướng đến trợ giúp mới buộc Lữ Bố phải chịu rút lui.

Triệu Vân và Lữ Bố, ai dũng mãnh hơn? (Ảnh: Baidu)

Chứng kiến cảnh Triệu Vân dũng mãnh một mình một ngựa phá vòng vây ở trận Trường Bản ᴄứᴜ Ấu chúa, Tào Tháo buột miệng khen ngợi: “Thật là một Hổ tướng”. Trước đó, khi nói về Lữ Bố, ông chỉ dành 4 từ “anh dũng vô địch” cho vị tướng nãy.

Qua những trận chiến nổi tiếng thời Tam Quốc, có rất nhiều Hổ tướng ra đời nhưng chỉ có một mình Lữ Bố là người được Tào Tháo nhận định là kẻ bất khả chiến bại và anh dũng nhất thiên hạ.

Chỉ qua 2 lần nhận xét trên có thể hiểu được trong mắt vị thừa tướng họ Tào thì Triệu Vân tuy là người dũng mãnh chính trực nhưng khi so sánh với Lữ Bố thì có phần yếu hơn khi nói về khả năng chiến bại. Trên thực tế trong chính sử có viết rất ít võ tướng trong Tam Quốc mang danh “chiến thần” có khả năng đơn phương độc mã đấu với Lữ Bố.

“Một Lữ, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi” là câu nói được người đời truyền tai nhau khi nói về các vị tướng dũng mãnh thời Tam Quốc. Khi xét trên phương diện võ nghệ, câu nói rõ ràng nhấn mạnh khả năng Lữ Bố đứng đầu và vượt trội hơn so với vị tướng nhà Thục Hán Triệu Vân.

Danh Xưng đệ nhất Ngũ Hổ Tướng

Đến tận ngày nay, danh xưng đệ nhất Ngũ Hổ Tướng của triều đình nhà Thục Hán vẫn gây tranh cãi. Trong nhiều tài liệu sử học, không có bất kỳ ghi chép nào về việc quân chủ nhà Thục Hán tấn phong “ngũ hổ tướng”.

Theo các nhà sử gia, trong 5 người Ngũ hổ tướng thì Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức tước ngang hàng nhau với những chức tước lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân. Còn Triệu Vân lại chỉ được nhận danh Dực tướng quân, thậm chí chức tước này còn nhỏ hơn 4 người kia.

Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. ( Ảnh: Baidu)

Thế nhưng Triệu Tử Long lại là người có danh vọng cao nhất trong “Ngũ Hổ Thượng Tướng” triều đình nhà Thục Hán, thậm chí danh vọng và sự quý mến của người đời dành cho ông còn cao hơn cả Quan Vũ.

Quan Vũ là người huynh đệ kết nghĩa của Lưu Bị trăm tốt nghìn tốt chỉ duy nhất một tính không tốt chính là quá tự phụ, nói theo ngôn ngữ hiện đại chính là người không có EQ cao.

Quan Vũ luôn mang tâm lý coi thường người khác trong chiến thuật lẫn trên chiến trường nên ông rước phải không ít th.ù hằn của quân đ.ịch.

Ngược lại với Quan Vũ, Triệu Vân được xưng danh là Nho tướng. Mặc dù võ nghệ của Triệu Tử Long cao cường nhưng ông lại luôn đối đãi với người khác rất cẩn trọng khiêm tốn. Khi ở trên chiến trường thì danh tướng này cũng luôn khiêm tốn giấu mình và từng khiến Tào Tháo hạ lệnh quân của mình bắt sống, không hạ tên vào ông. Phải chăng chính bởi vì đức tính này mà rất nhiều nhà sử gia đã đánh giá Triệu Vân là người trên cơ Quan Vũ.

Lận đận chốn quan trường nhà Thục Hán

Dưới thời của Lưu Bị trị vì nhà Thục Hán, chức quan của Triệu Vân không hề cao so với những công lao mà ông đã lập được. Triệu Vân chỉ thăng quan tiến chức khi Lưu Thiện lên ngôi.

Với “Không doanh kế ở Định Quân Sơn” hay “Huyết chiến dốc Trường Bản” trong lịch sử đã chứng minh ông là vị mưu lược tài hoa. Dù vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của chính quyền Thục Hán, Triệu Vân lại chưa một lần được nắm giữ những chức đại quyền trong triều.

2 lần ᴄứᴜ ấu chúa nhưng Triệu Vân lại lận đận trên quan trường nhà Thục Hán. (Ảnh: Baidu)

Các nhà sử gia Trung Quốc sau khi nghiên ᴄứᴜ đều nhất trí rằng, sự lận đận trên con đường thăng quan tiến chức của Triệu Tử Long chắc chắn không hề liên quan đến năng lực của vị tướng họ Triệu.

Có nhiều giả thiết đưa ra để giải thích cho vấn đề này nhưng hầu hết đều thống nhất cho rằng, việc “dìm” Triệu Vân trên con đường quan trường thực chất chỉ là chiến lược dùng người của quân chủ Lưu Bị.

Phẩm chất và năng lực cá nhân của Triệu Vân xuất sắc là điều không bàn cãi đặc biệt là khi ông nhận chức Vệ sĩ trưởng, là người luôn bảo vệ đảm bảo an ninh cho Lưu Bị và gia quyến. Nhưng cũng bởi vì vai trò “Vệ sĩ của lãnh đạo” này đã bó chân Triệu Vân ở hậu phương mà ông không có cơ hội lập công hay thống lĩnh đại quân ra chiến trường. Sử sách ghi lại, thành tích nổi bật nhất của ông chỉ là ᴄứᴜ ấu chúa Lưu Thiện.

Là người quân chủ, Lưu Bị nhận thức 2 dạng trung thành của người dưới trướng: Trung thành đối với sự nghiệp chung hay trung thành chỉ với một cá nhân. Trong triều đình nhà Thục Hán, Triệu Vân được đánh giá là chính là “tâm phúc” nhất của Lưu Bị. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên ᴄứᴜ sử học cũng nhận định, bản thân Triệu Vân lại là người vốn không ôm mộng tham vọng lớn như các vị tướng cùng thời.

Cũng chính vì vậy mà một người được danh tiếng lừng lẫy như Triệu Vân mới an phận làm vệ sĩ cho Lưu Bị. Ông luôn được mô tả là người cương trực, ăn ngay nói thẳng.

Khi Bị chuẩn bị “chia của cải” ở Ích Châu cho những người có công, Vân là người đã đứng ra ngăn cản. Lúc Bị muốn dẫn binh điều quân đi đ.ánh Đông Ngô, cũng chính lại là Triệu Vân ra mặt can gián. Ngay cả Gia Cát Lượng khi đó đang là thừa tướng thì dù phản đối nhưng cũng không dám nói ra những lời phật lòng Lưu Bị.

Về sau, Huyền Đức không nghe lời can gián của Vân mà phát động ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ với Ngô để rồi phải nhận kết quả cay đắng. Qua đó có thẻ thấy, Triệu Vân là người không nắm bắt được tâm lý của bậc quân chủ.

Thế nhưng, chính vì việc “không hiểu ch.ính tr.ị” của ông lại là điều khiến Lưu Bị không phải lo lắng chuyện đề bạt, thăng quan phong tước cho ông.

2 lần “vào sinh ra t.ử” ᴄứᴜ ấu chúa A Đẩu là bằng chứng mạnh mẽ nhất tỏ rõ được tấm lòng trung thành và cả tình cảm của ông đối với 2 đời quân chủ nhà Thục Hán.

Có nhà sử học đã đưa ra quan điểm về Lưu Bị không nâng đỡ Triệu Vân trên con đường quan trường là bởi vì ông muốn cho Lưu Thiện có cơ hội báo ân ᴄứᴜ chúa. Bên cạnh đó, thì nằm trong toan tính của Lưu Bị chính là những động cơ ch.ính tr.ị thâm sâu.

Nếu như Lưu Thiện là người trực tiếp giúp Triệu Vân thăng tiến, thì lòng trung thành của ông đối với Thục Hán nói chung và cá nhân A Đẩu nói riêng sẽ thêm sâu sắc.

Sau khi A Đẩu kế thừa ngôi vị vào năm 223 thì lập tức phong quan cho Triệu Tử Long lần lượt làm Trung Hộ Quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó là thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 229, Triệu Vân vì bệnh nặng mà qua đời. Quan thần nhà Thục Hán đã khóc thương tiếc cho danh tướng một thời này.

Nhưng lại tới năm 260, sau 31 năm ông mất , trước sự phản ứng quyết liệt của đại tướng Khương Duy và binh lính nhà Thục thì Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình Hầu.