Ngoài hình ảnh dũng mãnh vô song và khó có ai địch nổi nhưng trong mắt hậu thế Trương Phi ấn tượng với hình ảnh “nát ʀượᴜ”, nông nổi và bị xem thường nhất Tam Quốc. Tuy nhiên đó có phải là sự thật?

Trong Tam Quốc, Lữ Bố được xem là võ tướng mạnh nhất, nhưng người dám mạnh miệng mắng Lữ Bố chỉ có một mình Trương Phi.

Trương Phi, tự Ích Đức, Tam quốc diễn nghĩa ghi là Dực Đức, là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Ông là em út trong 3 người.

Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có, làm nghề bán ʀượᴜ, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.

Lịch sử cũng ghi chép rằng Trương Phi là một nhà thư pháp giỏi, một vị tướng quân văn võ song toàn.

Trương Phi là mãnh tướng tài giỏi không kém Lữ Bố. Ông đã từng giao đấu với thần tướng Quan Vũ, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và cùng Lưu Bị chinh chiến khắp bốn phương.

Theo sử sách ghi chép lại, Trương Phi hiện lên với hình tượng người đàn ông thô lỗ, cộc cằn, chỉ biết đ.ánh đ.ấm, hữu dũng vô mưu, nếu không có người khác dẫn dắt thì không thể làm nên chiến tích.

Tất cả điều này đã khiến hậu thế có chút hiểu nhầm Trương Phi. Thật ra, Trương Phi là mãnh tướng văn võ song toàn. Sự xuất hiện của Quan Vũ, Triệu Vân và những danh tướng khác khiến Trương Phi ít có cơ hội để thể hiện tài năng. Đây cũng là điều khiến ông trở thành vị tướng quân bị hậu thế xem thường nhất Tam quốc.

Tuy nhiên, cả đời Trương Phi đã cống hiến rất nhiều cho chủ tử, trong đó có 3 trận chiến tích lẫy lừng cả Tam quốc.

1. Trương Phi é.p lui Tào Tháo trong trận Trường Bản


Năm Kiến An thứ 13 (năm 208), tại Trường Bản (Đương Dương), Trương Phi cùng 20 tướng quân dưới trướng chống lại hơn 5000 quân Tào. Dưới sự chênh lệch quân số, Trương Phi không hề sợ h.ãi, mà trái lại càng dũng mãnh hơn.

Trên cầu Trường Bản, Trương Phi chống giáo đứng thẳng người đợi chờ quân Tào đến. Sau đó, ông đã dõng dạc nói một câu trước mặt Tào Tháo: “Ta tên Trương Ích Đức, hãy đến quyết chiến một trận sống ᴄʜếᴛ”.

Nghe câu nói của Trương Phi, Tào Tháo không còn ý định truy ɢɪếᴛ, một phần vì e s.ợ trước khí thế liều mạng của Trương Phi, một phần vì Lưu Bị sắp mang quân đến ứng cứu nên không dám manh động.

Trận đấu này đã khẳng định được chữ “dũng” của Trương Phi.

2. Khiến Nghiêm Nhan quy phục 


Năm Kiến An thứ 18 (năm 213), Trương Phi dẫn binh cùng Gia Cát Lượng từ Kinh Châu tiến vào Thục để viện trợ cho Lưu Bị.

Lúc này, Lưu Bị đang bị Trương Nhiệm truy đuổi, gần như bị bắt. Trương Phi đã xuất hiện kịp thời và giải cứu thành công Lưu Bị. Bên cạnh đó, Nghiêm Nhan nghe tin Trương Phi dẫn binh vào Ba Thục thì ráo riết chuẩn bị để nghênh chiến.

Đương nhiên, Nghiêm Nhan không thể đấu lại Trương Phi và phải chịu thất bại thảm h.ại. Song, Nghiêm Nhan không hề tỏ ra quy phục trước khí thế của Trương Phi, thay vào đó là thái độ “muốn chém muốn ɢɪếᴛ thì tùy”.

Ban đầu, Trương Phi vô cùng ph.ẫn n.ộ trước sự ương ngạnh của Nghiêm Nhan, nhưng cuối cùng, ông lại khâm phục vì Nghiêm Nhan quá quật cường, không tham sống sợ ᴄʜếᴛ và không chịu hạ mình trước quân th.ù. Cuối cùng, Trương Phi đã không ɢɪếᴛ Nghiêm Nhan vì ái mộ nhân tài.

Hành động này đã thể hiện chữ “nghĩa” trong bản chất của Trương Phi.

3. Đánh bại Trương Cáp: Trận chiến để đời cuối cùng của Trương Phi 


Trận Hán Trung là trận chiến giao đấu kịch liệt giữa quân Lưu Bị và quân Tào Tháo, quy mô vô cùng lớn. Sau khi Tào Tháo đại bại, đại quân chạy l.oạn về phía bắc, chỉ còn lại Trương Cáp chống chọi đến cùng. Lưu Bị lệnh cho Trương Phi quyết đấu với Trương Cáp.

Trận chiến vừa mới bắt đầu, Trương Cáp đã mang chia 30 nghìn nhân mã thành 3 đội. Đồng thời, Trương Phi cũng dẫn 10 nghìn nhân mã để đối đầu với Trương Cáp.

Sau nhiều trận giao tranh, hai bên vẫn không thể phân thắng bại. Sau khi quan sát địa hình, Trương Phi đã nắm được cơ hội để xoay chuyển cục diện. Trương Phi đã dẫn dụ quân Trương Cáp vào đường núi h.iểm trở. Kết quả, Trương Cáp đành phải dẫn theo mười mấy thân binh cùng mình chạy trốn.

Biểu hiện cùng chiến tích của Trương Phi không đáng để bị hậu thế xem thường.

Trong trận Trường Bản, Trương Phi để người đời thấy được “dũng khí”. Trong trận đấu với Nghiêm Nhan, ông đã bộc lộ chữ “nghĩa”. Đến khi đấu với Trương Cáp, ông đã thể hiện tài năng “mưu lược”.

Có thể thấy, Trương Phi là một người đa mưu túc trí, để lại chiến tích lẫy lừng cả thời Tam quốc.

(Nguồn: Sohu)