Khi Lưu Bị bị bộ hạ của Viên Thuật ᴛấɴ ᴄôɴɢ, Lữ Bố đã phải ra mặt để giải vây cho Lưu Bị và yêu cầu hai bên giảng hòa. 

Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (160 – 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên (Tinh Châu) là một danh tướng thời Tam quốc. Người đời biết đến Lữ Bố chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Ông được đánh giá là một trong số những vị tướng dũng mãnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Ngay từ nhỏ, Lữ Bố đã có sức khỏe phi thường, vượt trội hơn hẳn so với bạn đồng trang lứa. Ông được học đầy đủ cầm kỳ thi thư cũng như võ nghệ. Lữ Bố hứng thú hơn cả với đᴀᴏ ᴋɪếᴍ, ᴄôɴ ǫᴜʏềɴ. Năm 11 tuổi, ông từng đ.ánh bại một đại lực sĩ trong gia tộc, từ đó nổi tiếng khắp quê nhà.

Lữ Bố sống trong một thời đại ʟᴏạɴ ʟʏ, ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ, ᴄướᴘ ʙóᴄ liên miên, hoàng triều đ.ổ n.át, ɢɪặᴄ ᴄướᴘ nổi lên như ong. Ông sớm có dịp được thi thố tài nghệ của mình. Trong suốt những năm rong ruổi ch.iến tr.ận, Lữ Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Bị…

Trên chiến trường, Lữ Bố xứng đáng là “thiên hạ vô địch”, trong tay cầm cây Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người.

Lữ Bố b.ắn kích Viên môn cứu Lưu Bị

Sau khi bị Lữ Bố đ.ánh úp ch.iếm Từ Châu, Lưu Bị chạy khắp nơi nhưng không có chỗ nương thân, đành phải trở về Từ Châu hàng Lữ Bố. Lữ Bố thấy Viên Thuật thất tín không cấp lương cho mình bèn hòa giải với Lưu Bị. Ông cho Lưu Bị giữ thành Tiểu Bái còn Lữ Bố tự xưng là châu mục Từ Châu, ông mời Lưu Bị xưng là thứ sử Dự Châu (Dự Châu vốn có 6 quận nhưng trên thực tế Lưu Bị chỉ có 1 quận Tiểu Bái đóng quận).

Lữ Bố là một trong số mãnh tướng kiêu dũng số một thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Tháng 6/196, bộ tướng của Lữ Bố là Hác Manh nghe lời xúi giục của Viên Thuật bèn ph.ản lại ông, mang quân xông vào phủ Hạ Bì.

Nửa đêm Lữ Bố không kịp phân biệt người phe nào, chỉ kịp kéo vợ chạy từ nhà vệ sinh vào trại của bộ tướng Cao Thuận. Cao Thuận nghe giọng ph.ản quân là giọng người quận Hà Nội, đoán ra Hác Manh, bèn chấn chỉnh quân sĩ ch.ống trả, quân Hác Manh phải lui.

Sáng ra, thủ hạ của Hác Manh là Tào Tính ph.ản lại Manh, hai bên đ.ánh nhau cùng bị thương. Lữ Bố sai Cao Thuận mang quân ra d.ẹp, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Manh rồi cho Tào Tính lĩnh quân của Manh.

Không ɢɪếᴛ được Lữ Bố, Viên Thuật lại trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lữ Bố. Khi d.ẹp Hác Manh, Lữ Bố đã tra ra việc Hác Manh nghe Viên Thuật xúi bẩy nhưng vì tình thế hiện tại chưa trở mặt đ.ánh nhau được nên ông nhận lời.

Lữ Bố b.ắn kích Viên môn.

Viên Thuật thấy Lữ Bố ngả theo mình liền sai Kỷ Linh mang 3 vạn quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tiểu Bái để ᴅɪệᴛ Lưu Bị. Lúc này Lữ Bố chỉ mang 1000 quân bộ và 200 quân kỵ đến nói chuyện giảng hòa với hai bên. Ông có một cách điều đình rất đặc biệt.

Lữ Bố sai quân lính cắm kích cách xa 150 bước, giao hẹn trước rằng nếu mình có thể b.ắn t.ên trúng vào ngạnh kích thì Kỷ Linh và Lưu Bị phải giảng hòa. Sau đó, ông lùi lại, giương c.ung b.ắn mạnh, trúng ngay vào ngạnh kích như đã nói. Lưu Bị tạ ơn Lữ Bố đã giải ng.uy còn Kỷ Linh thấy Lữ Bố quá kiêu dũng nên cũng rút quân về, không dám trái ý.

Ngoài ra, còn có rất nhiều giai thoại liên quan đến sự anh dũng của Lữ Bố, tiêu biểu như điển tích tam anh chiến Lữ Bố. Khi Viên Thiệu tập hợp quân 18 lộ chư hầu giương cờ thảo ph.ạt Đổng Trác, một mình Lữ Bố ra nghênh ch.iến và thư hùng với hai huynh đệ Quan – Trương cùng liên thủ thì vẫn không có biện pháp hạ được Lữ Bố.

Về sau, Lưu Bị cũng xông lên tiếp ứng. Vì lo lắng sẽ xảy ra sơ suất, Lữ Bố mới buộc phải rút lui trở về. Khi ấy Lã Bố đang là Trung lang tướng dưới quyền Đổng Trác. Tuy nhiên, tình tiết tam anh chiến Lã Bố ở cửa ải Hổ Lao trong hồi thứ 4 của Tam quốc diễn nghĩa được giới sử học đánh giá là do La Quán Trung hư cấu ra.

Tam anh chiến Lữ Bố.

Quốc Tiệp (Người Đưa Tin)