Nguyên nhân của điều kỳ lạ này bắt nguồn từ Khương Duy – người được xem như truyền nhân kế thừa sứ mệnh Bắc phạt của Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng.
Năm 234, Gia Cát Lượng q.u.a đ.ờ.i tại gò Ngũ Trượng khi sự nghiệp Bắc phạt của Thục Hán vẫn còn đang dang dở.
Cũng kể từ đây, sứ mệnh đánh Ngụy đều đặt cả lên vai Khương Duy – người được xem như truyền nhân của Khổng Minh lúc bấy giờ.
Thế nhưng điều kỳ lạ nằm ở chỗ, những kế hoạch Bắc phạt tiếp theo phải tới hơn 1 thập niên sau mới được Khương Duy tiếp tục tiến hành.
Vậy lý do nào khiến cho nhân vật này không lập tức đánh Ngụy ngay sau khi Gia Cát Lượng q.u.a đ.ờ.i?
Lý do khiến Khương Duy dù là hàng tướng nhưng vẫn được chọn làm truyền nhân của Gia Cát Lượng
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Khương Duy (202 – 264) là một đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Ông được xem như học trò và là người kế thừa trung thành di nguyện “Bắc phạt Trung Nguyên, khôi phục Hán triều” của Thừa tướng Gia Cát Lượng.
Thế nhưng điều đáng nói lại nằm ở chỗ, bản thân vị tướng họ Khương này năm xưa đã từng phục vụ tập đoàn chính trị Tào Ngụy với vai trò là tùy tướng. Phải cho tới sau này, ông mới đi theo Gia Cát Lượng và để lại mẹ ruột ở đất Ngụy.
Vậy lý do nào khiến một người cẩn trọng như Khổng Minh lại quyết định chọn một hàng tướng như Khương Duy làm người nối nghiệp?
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Theo quan điểm của Qulishi, nếu khi đó Mã Tắc vẫn còn, Gia Cát Lượng có lẽ ít nhất còn có thêm sự lựa chọn.
Chỉ tiếc rằng sau khi để mất Nhai Đình, viên tướng này đã bị xử trảm, vừa hay Khương Duy kể từ sau khi hàng Thục cũng rất được trọng dụng, nên Khổng Minh tin rằng ông là người có thể đào tạo.
Hơn nữa, điều đáng quý nhất còn nằm ở chỗ Khương Duy chẳng những trung thành mà còn luôn nung nấu ý chí đánh hạ Tào Ngụy.
Cho nên nếu không phải ý niệm đánh Ngụy của Khương Duy quá lớn, Gia Cát Lượng có lẽ cũng sẽ bỏ qua viên hàng tướng này.
Và thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, dù đã trải qua không ít rào cản, Khương Duy vẫn luôn kiên trì với ý tưởng Bắc phạt, một lòng dốc sức vì Thục Hán.
Nguyên nhân khiến Khương Duy không thể Bắc phạt Tào Ngụy ngay sau khi Gia Cát Lượng q.u.a đ.ờ.i
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Nếu đã sở hữu khát khao phạt Ngụy lớn tới như vậy, lý do nào khiến Khương Duy không lập tức tiếp tục tiến hành Bắc phạt ngay sau khi Gia Cát Lượng q.u.a đ.ờ.i?
Theo quan điểm của Qulishi, không phải Khương Duy không muốn lập tức đánh Ngụy mà là trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, ông cũng chỉ lực bất tòng tâm.
Khi Gia Cát Lượng còn tại thế, Khương Duy rất được vị Thừa tướng này tán thưởng, cũng liên tục được cất nhắc lên các vị trí quan trọng.
Thế nhưng dù như vậy thì sự thực là vai vế của ông vẫn đứng dưới những trọng thần nắm quyền phụ chính sau này như Tưởng Uyển, Phí Y.
Cụ thể là vào năm 234 sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy được giao trọng trách giữ việc quân sự.
Tuy nhiên những nhân vật nắm quyền trong giai đoạn này hoặc là không ủng hộ ý tưởng Bắc phạt hoặc là chỉ cho phép tiến hành ở mức độ cầm chừng.
Đó cũng là lý do chủ chốt khiến cho dự định đem quân đánh Ngụy của Khương Duy liên tiếp gặp phải cản trở.
Trong khi đó, binh lực trong tay ông lúc này cũng chỉ vẻn vẹn có vạn người. Nếu đem số binh ít ỏi ấy liều lĩnh đi đánh Ngụy thì kết quả bại vong là điều mà ai cũng có thể nhìn ra được.
Vì vậy nên ở vào thời điểm Gia Cát Lượng vừa mới q.u.a đ.ờ.i, Khương Duy cũng chỉ có thể tạm gác lại khát khao Bắc phạt.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Trải qua hơn 1 thập kỷ kể từ khi Gia Cát Lượng q.u.a đ.ờ.i, tới năm 247, Khương Duy mới có cơ hội được điều đi bình định phản loạn ở Vấn Sơn và Bình Khang.
Cũng trong giai đoạn này, ông đã liên tục cùng quân Ngụy giao chiến trong phạm vi nhỏ. Đây có thể xem như những động thái quân sự mở đầu cho kế hoạch Bắc phạt tiếp theo dưới sự chỉ huy của vị tướng này.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy rằng Khương Duy dù trên danh nghĩa là truyền nhân của Gia Cát Lượng, thế nhưng phía trên ông vẫn còn một số các nhân vật thượng cấp một lòng ngăn cản kế hoạch Bắc phạt.
Vì vậy phải cho tới khi những nhân vật này lần lượt q.u.a đ.ờ.i, Khương Duy mới có thể tiếp bước Gia Cát Lượng, tiếp tục công cuộc chinh phạt Tào Ngụy của Thục Hán.
Chỉ tiếc rằng thời thế khi ấy đã không còn ủng hộ cho Hán thất, cho nên bao cố gắng của ông đến cuối cùng vẫn chỉ đổ sông đổ bể mà thôi…
*Dịch từ tư liệu nước ngoài