Hoá ra Tư Mã Chiêu quyết định ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ con trai của Lưu Thiện và chừa đường sống cho vị hoàng đế mất nước này là có tính toán.

Tam Quốc là thời kỳ lịch sử đầy biến động. Nhiều cuộc chiến liên tiếp xảy ra và đỉnh cao là những màn đọ sức giữa ba thế lực mạnh nhất Tam Quốc. Đó là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô. Những trận chiến nảy l.ửa có sự tham gia góp sức của nhiều mưu sĩ tài danh và các binh hùng, tướng mạnh đã để lại ấn tượng sâu sắc về cuộc đua vương quyền và tham vọng muốn thống nhất thiên hạ của ba “ông chủ” là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.

Tuy nhiên, đó là giai đoạn đầu của Tam Quốc. Trong giai đoạn sau của Tam Quốc, thật không ngờ một trong ba nước mạnh nhất lại không phải là người chiến thắng cuối cùng. Người thắng cuộc lại là gia tộc Tư Mã, trong đó có đóng góp rất lớn của Tư Mã Ý, một mưu sĩ từng trải qua 3 đời Tào gia.

Trong ba thế lực là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô, sự sụp đổ của Thục Hán là gây chú ý hơn cả. Theo đó, vào năm 263, khi đại quân Nguỵ tiến đ.ánh Thành Đô, thay vì quyết định giao chiến đến cùng, Hậu chủ Lưu Thiện lại tình nguyện chọn cách mở cổng thành đầu hàng. Thục Hán cũng chính thức ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ từ đó.

Đối mặt với đại quân của Tào Nguỵ, do Đặng Ngải đứng đầu, Thục Hán hoàn toàn có thể cầm cự trong lúc đợi quân của Khương Duy trở lại. Thế nhưng Lưu Thiện lại chọn cách đầu hàng nhanh chóng.

Về việc Lưu Thiện đầu hàng, có 2 luồng ý kiến tranh cãi.

Một là Lưu Thiện có tầm nhìn xa trông rộng, thấy rõ khả năng thống trị thiên hạ trong tương lai của nhà Tào Nguỵ. Vậy nên, vị hậu chủ của nhà Thục Hán chọn cách đầu hàng có thể được coi là “thức thời”.

Thay vì chiến đấu, Lưu Thiện lại chọn cách đầu hàng Tào Nguỵ. Ảnh: Sohu

Hai là Lưu Thiện thực sự vô năng, biết rõ không giữ được cơ nghiệp của Lưu Bị nên chỉ biết chọn cách đầu hàng để bảo toàn mạng sống.

Không ngờ sau khi Lưu Thiện đầu hàng, Khương Duy kết hợp với Chung Hội quyết định đứng lên tạo ph.ản. Đáng tiếc sự việc chưa thành thì đã bại lộ. Kết quả, không ít đại thần của Thục Hán gặp nạn mà ngay cả con trai của Lưu Thiện là thái tử Lưu Tuyền cũng bị loạn quân ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.

Tuy nhiên, có một thắc mắc khó hiểu rằng, sau khi Thục Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ, vì sao Tư Mã Chiêu, con trai Tư Mã Ý, đồng thời là quyền thần của Tào Nguỵ, lại chọn xử tử con trai Lưu Thiện là thái tử Lưu Tuyền, và đồng ý chừa một con đường sống cho vị hoàng đế mất nước này?

Trên thực tế, sở dĩ Tư Mã Chiêu quyết xử tử Lưu Tuyền nhưng để lại đường sống cho Lưu Thiện vì ba nguyên nhân sau.

3 lý do con trai Lưu Thiện không thể sống

Thứ nhất, Lưu Tuyền với tư cách là thái tử sẽ là người thừa kế vương vị trong tương lai. Do đó, đương nhiên, Tư Mã Chiêu không thể để Lưu Tuyền sống sót, tránh tai h.oạ sau này. Cho dù lúc bấy giờ Lưu Thiện đã thật lòng đầu hàng, nhưng thái tử là gốc rễ của đất nước.

Nếu thái tử còn sống thì đất nước này sẽ luôn có cơ hội để phục quốc. Chính vì vậy, thái tử Lưu Tuyền bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Đáng tiếc, Lưu Thiện lại chọn cách đầu hàng, kết cục của Thục Hán dường như đã an bài rồi, không thể thay đổi.

Thứ hai, theo Tam Quốc chí, Lưu Tuyền là con trưởng của Lưu Thiện, đồng thời là thái tử của Thục Hán. Khi tướng Đặng Ngải của Tào Ngụy tấn công Thục Hán, trong số 7 người con trai của Lưu Thiện, chỉ có Lưu Kham (tước vị Bắc Địa Vương) là chọn tự sát cùng vợ con khi Lưu Thiện chọn đầu hàng và Thục Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.

Sau đó, năm 264, Khương Duy, một đại tướng của Thục Hán đã thuyết phục Chung Hội, một tướng nhà Tào Ngụy, nổi dậy tạo phản. Đáng tiếc, kế hoạch bị bại lộ, Chung Hội bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ, Thành Đô lúc bấy giờ rơi vào tình cảnh hỗn loạn.

Theo ghi chép trong Tam Quốc chí, thái tử Lưu Tuyền ᴄʜếᴛ trong cuộc ph.ản l.oạn và không có nhiều lời giải thích cụ thể về nguyên nhân. Tuy nhiên, trong cuộc phản loạn đó, Khương Duy cùng không ít tướng lĩnh của Thục Hán như Trương Dực, Tưởng Bân…, phải bỏ mạng. Lưu Tuyền khi đó có thể đã tham gia vào âm mưu phục quốc của Khương Duy.

Vì vậy, đối với Tào Ngụy, mà thực chất lúc bấy giờ là gia tộc Tư Mã nắm đại quyền, một thái tử có ý định phục quốc sẽ là mối nguy lớn. Chính vì vậy, đương nhiên gia tộc Tư Mã sẽ không để Lưu Tuyền sống sót.

Mưu kế của Khương Duy bị lộ. Cuối cùng, chính ông cũng t.ử n.ạn. Ảnh: Sohu

Thứ ba, Lưu Tuyền là trụ cột tinh thần của những người dân Thục Hán có ý định phục quốc. Bởi ngay cả khi Hậu chủ Lưu Thiện tình nguyện đầu hàng thì người dân Thục Hán cũng chưa chắc cam tâm sẵn sàng để đất nước của họ bị tiêu diệt. Dù Lưu Thiện cố tình đầu hàng để bảo vệ cho sự an toàn của người dân, nhưng cũng khó có thể ngăn cản được tinh thần phục quốc của họ. Sự ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ chóng vánh của Thục Hán là một điều đáng tiếc.

Vậy nên, nếu thái tử Lưu Tuyền còn sống thì chắc chắn tinh thần muốn khôi phục đất nước của người dân sẽ không bao giờ dập tắt. Chính vì vậy, gia tộc Tư Mã, đứng đầu lúc bấy giờ là Tư Mã Chiêu đã chọn cách ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Lưu Tuyền. Bởi Lưu Tuyền không còn thì việc phục quốc sẽ rất khó khăn, Thục Hán đương nhiên cũng không có cơ hội trở mình một lần nữa.

Với tất cả những lý do trên, thái tử Lưu Tuyền không thể sống sót trong mắt gia tộc Tư Mã. Còn về Lưu Thiện, nhờ màn độc diễn “đại trí giả ngu” trên đất Ngụy không những dẹp bỏ được mối nghi ngờ của Tư Mã Chiêu mà còn có thể sống an nhàn đến già. Đây quả là một điều hiếm thấy.

Mặt khác, sở dĩ Tư Mã Chiêu không ɢɪếᴛ Lưu Thiện vì vị hậu chủ này có danh nghĩa người đứng đầu. Nếu như Lưu Thiện đã chịu đầu hàng thì cũng sẽ khiến tình hình ở Thục Hán không quá phức tạp.