Rốt cuộc đó là thứ gì mà chỉ vừa nhìn vào, tướng lĩnh Tào Ngụy đã biết nước Thục sớm ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ?
Thời kỳ Tam quốc , Thục quốc là quốc gia bị ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ đầu tiên. Khi ấy, vị tướng quân ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Thục quốc là Đặng Ngải.
Đặng Ngải (197 – 264), là một đại tướng trứ danh của Tào Ngụy. Ông là một trong những tướng giỏi của Tào Ngụy vào thời kỳ do Tư Mã Chiêu nắm quyền, nhiều lần có công bảo vệ biên giới phía tây nước Ngụy trước các cuộc ᴛấɴ ᴄôɴɢ của Khương Duy và chiến công vĩ đại bậc nhất là việc ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Thục Hán.
Về sau ông bị sự liên hợp của Chung Hội và Vệ Quán vu ʜãᴍ ʜạɪ thân. Tài năng quân sự của Đặng Ngải được nhiều nhà chính trị và quan lại đời sau ca tụng.
Đặng Ngải có thể nói là người có tài nhưng thành danh muộn. Năm ấy, nhà họ Đặng cũng là một gia tộc lớn ở vùng Tân Dã, Kinh Châu, nhưng Đặng Ngải sinh ra trong thời ʟᴏạɴ ʟạᴄ, làm sao có thể vô ưu vô lo giống con cháu nối dõi của những nhà vương công quý tộc khác?
Chính vì thế nên thuở ấu thơ, Đặng Ngải cũng phải trải qua nhiều vất vả, khó khăn, hơn thế, chính bản thân Đặng Ngải cũng là người ôm chí hướng khát vọng cao lớn, không ngại cuộc sống khó khăn, cần cù hiếu học. Quả nhiên, trời không phụ lòng người, để Đặng Ngải gặp được Tư Mã Ý .
Sau khi được nói chuyện và chia sẻ cùng Tư Mã Ý , Tư Mã Ý nhận thấy Đặng Ngải nói năng hơn người, tâm ôm chí lớn, đoán chắc Đặng Ngải sau này sẽ thành danh, liền tiến cử Đặng Ngải với Tào Duệ.
Về sau, con đường làm quan của Đặng Ngải lên như diều gặp gió, một bước lên mây, lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Ngụy, trở thành một vị tướng vô cùng quan trọng dưới thời Ngụy quốc về sau.
Hình ảnh nhân vật Đặng Ngải trên phim.
Đặng Ngải khi ấy đã dùng cách gì để ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ nhà Thục?
Mùa thu năm 263, Tư Mã Chiêu quyết định đem đại quân đ.ánh thẳng vào Thành Đô của nước Thục, phái Đặng Ngải cùng với Chung Hội cùng tiến đ.ánh, trong đó ba vạn quân do Đặng Ngải chỉ huy được lệnh đánh bọc vào sau lưng quân Thục.Ông sai thái thú Thiên Thủy Vương Kì dẫn quân đuổi đ.ánh cánh quân của Khương Duy.
Cùng lúc đó cánh quân ba vạn người khác do Gia Cát Tự chỉ huy cũng chiếm được vùng Vũ Đô, tiến gần đến Âm Bình, cắt đường rút lui của Khương Duy và dồn ông ta Khổng U cốc, tuy nhiên sau đó Khương Duy trốn thoát.
Nghe tin hai cánh quân Ngụy kéo đến, nước Thục mới cử Trương Dực, Đổng Quyết dẫn quân tới Dương An lập trại tiếp ứng. Sau đó Chung Hội ᴛấɴ ᴄôɴɢ dữ dội vào Hán Trung và Lạc Thành và nhanh chóng công hạ Hán Trung, buộc Khương Duy rút về Kiếm Các.
Tháng 10 năm 263, Đặng Ngải cho tiến quân theo đường núi Âm Bình, vượt qua Cảnh Cốc, đánh bại tướng Thục là Gia Cát Chiêm (con trai của Gia Cát Lượng) ở Miên Trúc rồi tiến thẳng vào Thành Đô. Sau đó ông đem quân đi lẻn về phía núi Âm Bình, một vùng núi non hiểm trở, nơi mà quân Thục không phòng bị, trấn thủ Giang Du là Mã Mạc đầu hàng.
Quân Ngụy ra khỏi 800 dặm đường núi hoang vắng, xuống đồng bằng phá thành Miên Trúc. Đặng Trung và Tư Mã Sư Toản đưa hai cánh quân tả hữu ra g.iao ch.iến với Gia Cát Chiêm, gặp bất lợi định quay về. Đặng Ngải không chịu và phái trở lại tham chiến. Lần này quân Ngụy ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Gia Cát Chiêm vào thẳng Thành Đô.
Kết quả là, Gia Cát Chiêm lấy tính mạng để bảo vệ quốc gia. Còn Lưu Thiện khi ấy chỉ có thể lựa chọn đầu hàng.
Sau khi tiến vào thành, Đặng Ngải tìm được trong hoàng cung của Lưu Thiện một vật vô cùng quan trọng, nó giống như “sổ hộ khẩu” ngày nay, bên trong ghi chép chi tiết số lượng dân chúng, quân đội và quan lại của Thục quốc.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Chiêm trên phim.
Vừa nhìn vào cuốn sổ này, Đặng Ngải đã có thể phán đoán, dù cho Gia Cát Lượng có còn sống lâu hơn đi chăng nữa thì Thục quốc không thể tồn tại được lâu.
Từ cuốn sổ đó, Đặng Ngải thấy được sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa số lượng quan và dân của nhà Thục, cả đất nước chỉ có gần triệu dân nhưng lại phải nuôi dưỡng đến mấy trăm nghìn binh sĩ và quan lại. Chỉ riêng việc này, e rằng dù Gia Cát Lượng có còn sống cũng chẳng thể cứu vãn nổi tình hình của đất nước!
Ngược lại nhà Ngụy, dân số gần 5 triệu người, trong đó chỉ có khoảng hơn hai trăm nghìn binh sĩ và quan lại, tỷ lệ nhân khẩu như vậy mới có thể giúp nhân dân có động lực sản xuất, làm ra của cải kinh tế để từ đó hậu thuẫn cho quân đội.
Có thể thấy, nếu không bại trong tay Đặng Ngải, Thục quốc trước sau cũng bại bởi chính người nước Thục.