Thời Tam Quốc có một nhân vật thực lực không hề thua kém Ngũ hổ tướng nhưng Lưu Bị không thể níu giữ được, sau lại được Tào Tháo trọng dụng và lập được vô số chiến công.

Mãnh tướng đi theo Lưu Bị chinh chiến từ hồi đầu không chỉ có Quan Vũ và Trương Phi.

Thời kỳ Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo giống như nước với l.ửa, luôn đối nghịch từ tính cách, tư tưởng cho đến cách dụng binh, dùng người.

Tào Tháo mang tiếng là gian hùng thì ngược lại Lưu Bị được coi là hiền nhân, vì vậy mà Hoàng đế nhà Thục Hán nhận được sự phò tá của rất nhiều nhân vật nổi tiếng nhất trong thiên hạ bấy giờ như Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Hoàng Trung, hay thậm chí có được cả Ngọa Long Khổng Minh và Phượng Sồ Bàng Thống.

Ấy vậy vẫn có một nhân vật thực lực không hề thua kém Ngũ hổ tướng mà Lưu Bị không thể níu giữ được, sau lại được Tào Tháo trọng dụng và lập được vô số chiến công, người này là Điền Dự.

Điền Dự là tấm lá chắn kiên cố phía Bắc của Tào Tháo.

Điền Dự tự là Quốc Nhượng, không quá nổi tiếng trong Tam Quốc. Tuy nhiên, vào giai đoạn trước khi Lưu Bị bắt đầu khởi nghĩa, cùng với ông đ.ánh thiên hạ, ngoài Quan Vũ và Trương Phi mà hậu thế đều biết thì còn có Điền Dự.

Lúc Lưu Bị đến nương nhờ Công Tôn Toản (năm 193) thì Điền Dự tự tìm đến chỗ Lưu Bị và rất được coi trọng, Lưu Bị cũng phải nhìn nhận đây chính là một viên mãnh tướng.

Thế nhưng khi Lưu Bị làm Thứ sử Dự Châu (năm 195), Điền Dự vì mẹ già mà xin được về chăm sóc. Sự thực lúc đó Lưu Bị đang chuẩn bị kế hoạch cho đại nghiệp, mà nơi tập kết lại cách nhà của Điền Dự rất xa, khiến ông không tiện cho việc chăm sóc mẹ già, nên đành phải nói lời từ biệt Lưu Bị.

Lưu Bị thực sự không nỡ để một viên mãnh tướng rời đi, rơi lệ nói rằng bất cứ lúc nào ông cũng sẵn sàng nghênh đón Điền Dự quay lại. Thậm chí Lưu Bị còn nói rằng: “H.ận không thể cùng Quân thành đại nghiệp”.

Tào Tháo có thể yên tâm chinh phạt phía Nam là nhờ có Điền Dự trấn thủ ở hậu phương.

Tuy nhiên theo tài liệu sử sách ghi chép lại phân tích, trên thực tế Điền Dự không tán đồng với cách làm của Lưu Bị, cho rằng Lưu Bị ph.ản bội chủ công lúc đó là Công Tôn Toản, vì vậy mới mượn cớ chăm mẹ già để bỏ đi. Bởi không lâu sau đó, Điền Dự đã trở lại làm thuộc hạ của Công Tôn Toản. Tiếc rằng Điền Dự lại không được Công Tôn Toản trọng dụng.

Năm 199, Công Tôn Toản bị Viên Thiệu đ.ánh bại. Điền Dự đành đi theo phò trợ cho Tiên Vu Phụ. Bấy giờ quần hùng khắp nơi nổi dậy, Tiên Vu Phụ không biết nên theo phe ai, Điền Dự liền nói: “Người cuối cùng định được thiên hạ tất là họ Tào”. Vì vậy Tiên Vu Phụ theo lời khuyên của Điền Dự, quy phục Tào Tháo.

Tào Tháo đương nhiên không phụ một nhân tài như Điền Dự, phong Điền Dự đến làm Thừa tướng Quân mưu duyện, làm huyện lệnh các huyện Dĩnh Âm, Lang Lăng, sau đó chuyển làm Thái thú Dặc Dương, các chỗ ông đến nhậm chức đều được sửa trị.

Người Hồ phía bắc vào đ.ánh Đại quận. Con Tào Tháo là Tào Chương được lệnh đi đ.ánh, lấy Điền Dự làm tướng, đem quân đến phía bắc huyện Dịch. Người Hồ ém quân kị chặn đ.ánh, quân sĩ Tào rối l.oạn, chẳng biết làm sao. Điền Dự dựa vào thế đất, đem quân về lập thế trận vòng tròn, đặt cung nỏ dày đặc ở trong trận, làm nghi binh để che giấu chỗ kém của mình. Quân Hồ không tiến được, tan chạy. Quân Tào đuổi đ.ánh, đại thắng, cuối cùng đi đến bình Đại Quận.

Khi chuyển sang làm Thái thú Nam Dương. Lúc trước, người trong quận là Hầu Âm nổi dậy chống lại, tụ tập mấy nghìn người trong núi làm ᴄướᴘ, gây h.ại lớn cho quận. Thái thú lúc trước bắt được phe đảng và hơn năm trăm người của họ, dâng tấu xin xử tội ᴄʜếᴛ.

Điền Dự đến gặp hết những người t.ù, an ủi, mở con đường tự sửa mới cho họ, cùng lúc cởi trói ra mà sai khiến. Những người bị tội t.ù đều cúi đầu, xin tự chuộc tội, liền tự bảo nhau, các nhóm ᴄướᴘ sớm tan rã, trong quận được yên ổn. Việc đó tâu lên, Tào Tháo khen ngợi ông.

Điền Dự sau được Tào Tháo tin tưởng giao trấn thủ biên giới trọng yếu phía Bắc, giúp Tào Tháo bảo đảm vững chắc an ninh của Trung Nguyên, vì thế Tào Tháo mới có thể yên tâm dẫn binh chinh phạt Đông Ngô và Thục Hán.

Đây là cũng là lý do mà Điền Dự không tham gia vào những trận đ.ánh lớn với Tào Tháo, khiến ông dù lập được nhiều chiến công, được 3 đời họ Tào trọng dụng nhưng danh tiếng vẫn bị chôn vùi trong thời đại ngạo thế quần hùng.

Hoa Vũ (Theo Sohu)