Từng trải qua nhiều sự kiện trọng đại của Thục Hán, chứng kiến Quan Vũ thất bại tại Mạch Thành, tham gia trận Di Lăng, chứng kiến cảnh Lưu Bị bại trận cũng như hiểu thấu tấm lòng cúc cung tận tụy vì Thục hán của Gia Cát Lượng chỉ có thể là người này.

Thời kỳ Tam quốc mặc dù chỉ kéo dài khoảng 60 năm những đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời buổi ʟᴏạɴ ʟạᴄ, quần hùng tr.anh bá ấy, có thể sống và tự thân trải nghiệm, tận mắt chứng kiến cả một thời kỳ từ đầu đến cuối là điều hiếm thấy. Nhưng có một người đã làm được việc đó.

Dưới thời Tam quốc, anh hùng hào kiệt khắp nơi khoe tài, song có người thành danh, lại có người thất bại, lui mình.

Thời thế ʟᴏạɴ ʟạᴄ, việc anh hùng thất bại, ʙỏ ᴍạɴɢ cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên, có một nhân vật ngoại lệ đã sống xuyên suốt từ đầu cho đến cuối thời kỳ Tam Quốc. Ông thọ hơn 80 tuổi, có thể xem như đã tận mắt chứng kiến toàn bộ biến động của thời cuộc. Người đó là ai?

Câu trả lời chính là danh tướng nhà Thục Hán – Liêu Hóa.

Liêu Hóa (? – 264), vốn tên là Liêu Thuần, tự Nguyên Kiệm, là người quận Tương Dương thuộc Kinh Châu, cũng là một trong những danh tướng trọng yếu vào giai đoạn hậu kỳ của nhà Thục Hán.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, thuộc hạ của Liêu Hóa có lần mai ph.ục và ᴄướᴘ đoàn xe của My phu nhân và Cam phu nhân (hai vị phu nhân của Lưu Bị), thậm chí định làm nh.ục hai người họ. Liêu Hóa biết chuyện đã vô cùng ᴛứᴄ ɢɪậɴ, tự tay ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ hai tên thuộc hạ, sau đó dẫn theo hai vị phu nhân đến xin đầu quân cho Quan Vũ.

Thế nhưng khi ấy, Quan Vũ vì e ngại thân phận th.ổ ph.ỉ của Liêu Hóa nên đã từ chối. Phải đến sau này, khi Lưu Bị ch.iếm đánh Ích Châu, Liêu Hóa mới chính thức đầu quân cho nhà Thục Hán.

Sau này, khi Lưu Bị hạ lệnh cho Quan Vũ ᴛấɴ ᴄôɴɢ Phàn Thành, Liêu Hóa ban đầu không phải là tiên phong. Tuy nhiên vì người tiên phong tiền nhiệm không làm tròn trách nhiệm nên Quan Vũ đã chọn Liêu Hóa làm người thay thế cho vị trí này.

Thục Hán bấy giờ nhân tài lớp lớp, vì thế việc Quan Vũ để Liêu Hóa làm tiên phong đã cho thấy Liêu Hóa thực sự là người có tài chứ không phải vì không còn ai có thể đảm đương nên Quan Vũ đành phải giao việc này cho Liêu Hóa.

Quan Vũ

Sau khi Quan Vũ thất bại ở trận Phàn Thành, Liêu Hóa bị quân Đông Ngô bắt được. Để trở về với Thục Hán, ông đã dàn dựng và khiến cho mọi người tin rằng mình đã ᴄʜếᴛ nhưng trên thực tế, ông đã đưa mẹ mình cùng chạy thẳng về phía tây, gặp Lưu Bị khi đó đang dẫn quân đ.ánh Đông Ngô ʙáᴏ ᴛʜù cho Quan Vũ.

Công nguyên năm 223, Lưu Thiện lên ngôi, Liêu Hóa được phong làm Phi Vệ tướng quân, cùng Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc ph.ạt, lập được rất nhiều công lao to lớn.

Sau khi Gia Cát Lượng bệnh nặng qua đời, Liêu Hóa lại cùng Khương Duy tiếp tục dẫn quân Bắc ph.ạt, đảm nhiệm vị trí tiên phong và tham mưu.

Cả đời Liêu Hóa có thể xem như đã tham gia chinh ch.iến vô số trận, song con người không tránh được quy luật của tự nhiên sinh lão bệnh t.ử. Năm Cảnh Nguyên thứ 5, sau khi Hậu chủ Lưu Thiện h.àng Ngụy, Liêu Hóa bị á.p về Lạc Dương. Tuy nhiên lúc này ông đang mang trọng bệnh nên đi được nửa đường thì mất.

Cuộc đời Liêu Hóa gần như đã chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của Thục Hán, từ hưng thịnh đến sᴜʏ ᴠᴏɴɢ.

Ông cũng là người từng trải qua nhiều sự kiện trọng đại của Thục Hán, chứng kiến Quan Vũ thất bại tại Mạch Thành, tham gia trận Di Lăng, chứng kiến cảnh Lưu Bị bại trận cũng như hiểu thấu tấm lòng cúc cung tận tụy vì Thục hán của Gia Cát Lượng  – người đã cống hiến quên mình đến ᴄʜếᴛ.