Ngay cả người được mệnh danh tài trí nhất Tam Quốc, Gia Cát Lượng cũng có người khiến ông phải sợ ʜãɪ. Đó là ai? 

Thời Tam Quốc, anh hùng nhiều vô số kể, nhưng người xuất chúng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, núi cao còn có núi cao hơn.

Võ thánh Quan Nhị Gia – Quan Vũ gặp Lữ Bố còn phải kiêng dè, không dám chắc phần thắng. Ngay cả người được mệnh danh tài trí nhất Tam Quốc, Gia Cát Lượng cũng có người khiến ông phải sợ ʜãɪ. Đó chính là Trương Cáp, thực lực không hề tầm thường, có thể đ.ánh tay đôi với chiến thần bách thắng Triệu Vân, nhưng cuối cùng phải chịu cảnh ᴄʜếᴛ ᴄʜóᴄ ʙɪ ᴛʜảᴍ.

Trương Cáp (167-231) tự là Tuấn Nghệ, là tướng lĩnh cống hiến dưới trướng Tào Tháo rất nhiều năm, ông là một trong số ít các vị tướng lĩnh sống khá thọ của thế lực Tào Ngụy. Trương Cáp không chỉ giỏi dẫn quân tác chiến mà ông cũng vô cùng trung thành tận tụy với tập đoàn Tào Ngụy, vì thế ông rất được Tào Tháo trọng dụng.

Ông bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân (năm 184 – 205). Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng tan rã, Trương Cáp trở thành thuộc hạ của Hàn Phức.

Về sau, Hàn Phức thất bại trong trận giao chiến với Viên Thiệu, Trương Cáp dẫn binh quy hàng Viên Thiệu. Viên Thiệu phong Trương Cáp làm Hiệu úy, cử đi chống lại Công Tôn Toản. Với nhiều lần công lao chống ph.á Công Tôn Toản, Trương Cáp được thăng làm Ninh quốc Trung lang tướng.

Có thể thấy, Trương Cáp chính là thủ hạ đắc lực của Viên Thiệu, khiến cho đối thủ là Tào Tháo cũng không khỏi gặp nhiều khó khăn.

Trong trận chiến Quan Độ, Tào Tháo đ.ánh bại Viên Thiệu, Trương Cáp lại đi theo quân Tào.

Đương nhiên, Tào Tháo cũng công nhận tài năng của Trương Cáp, phong làm một trong Ngũ hổ tướng của quân Ngụy, lập nên nhiều kỳ công để đời.

Đến nửa sau thời kỳ Tam quốc, khi phần lớn các vị tướng quân đều lần lượt qua đời, Trương Cáp đã trở thành người xuất sắc còn sống trong số họ.

Trong trận Bắc ph.ạt đầu tiên của Gia Cát Lượng, vị thần tướng lẫy lừng đã gặp phải Trương Cáp và bị đ.ánh cho tan tác, cuối cùng đành lui binh. Không chỉ nước Thục “đau đầu”, mà nước Ngô cũng có phần bất lực trước tài hành quân của Trương Cáp.

Điểm mạnh nhất của Trương Cáp là biết lợi dụng ưu thế địa hình trong tác chiến, khiến cho bản thân và kẻ đ.ịch hình thành thế chênh lệch khác xa nhau, nổi bật nhất là trong trận Nhai Đình.

Mã Tốc tuy trước giờ là kẻ thích khoe khoang khoác lác, nhưng dù sao cũng là một vị quân sư am hiểu binh pháp, ông chọn cách đóng quân trên núi, sách lược phòng thủ ng.uy h.iểm như vậy tuy rất m.ạo h.iểm nhưng cũng vẫn có ý nghĩa nhất định, nếu như gặp phải tướng lĩnh bình thường có lẽ sẽ đạt được hiệu quả không tệ.

Nhưng Mã Tốc lại gặp phải người cũng am hiểu điều này là Trương Cáp. Trương Cáp vẫn luôn am hiểu cách lợi dụng địa hình, trong tình huống như thế, ông đã ngay lập tức nhìn ra được nhược điểm ch.í m.ạng của Mã Tốc, áp dụng sách lược hợp lí nhất, bỏ ra công sức ít nhất để đ.ánh bại Thục quân binh mã hùng cường, từ trận chiến này đã đủ để thấy được tài năng của Trương Cáp.

Nguyên nhân Trương Cáp có thể có được sự trọng dụng trong tập đoàn Tào Ngụy, ngoài việc nhờ vào tài năng xuất sắc của bản thân thì còn dựa vào lòng trung thành với dòng họ Tào của Trương Cáp.

Thật ra, Trương Cáp không chỉ là danh tướng có võ nghệ cao cường, mà trên phương diện m.ưu lược cũng rất xuất chúng, là một người toàn tài thật sự hiếm có. Thế nhưng cũng vì sự toàn tài này mà ông đã gây hiềm khích với tiểu nhân, để rồi phải chôn thây bởi m.ưu h.èn kế bẩn.

Trong trận Bắc ph.ạt lần 4, Tào Chân đã bệnh ᴄʜếᴛ, Tư Mã Ý thay thế vị trí của Tào Chân, Trương Cáp theo đó trở thành thủ hạ của Tư Mã Ý.

Vì cấp bậc chênh lệch, cộng thêm phương pháp phân tích chiến lược khác nhau, Trương Cáp và Tư Mã Ý đã phát sinh m.âu th.uẫn. Vốn dĩ có sở trường m.ưu lược, Trương Cáp không tránh khỏi bị Tư Mã Ý đ.âm chọc và làm khó dễ. Tư Mã Ý rất khó chịu với sự tồn tại của Trương Cáp nên lúc nào cũng muốn ᴛʀừ ᴋʜử ông.

Trong trận chiến cuối cùng, Trương Cáp đã đ.ánh bại Gia Cát Lượng, quân Thục phải thối lui. Có thể thấy, mặc dù sở hữu đầu óc quán triệt thiên hạ, Gia Cát Lượng đã 2 lần th.ảm bại trước Trương Cáp. Mỗi lần nhìn thấy quân địch có Trương Cáp chỉ huy thì Gia Cát Lượng lại hoang mang, cảm thấy phần thắng của mình bị yếu đi rất nhiều.

Mặc dù địch đã lui, nhưng Trương Cáp cảm thấy mọi chuyện không hề đơn giản, chắc chắn có qu.ỷ kế nên hạ lệnh quân sĩ không được truy đuổi. Nhưng Tư Mã Ý lại không nghĩ vậy, công khai đứng ra phản đối Trương Cáp, cố chấp cho binh sĩ đuổi theo quân Thục.

Không còn cách nào khác, Trương Cáp đành phải dẫn quân truy đuổi, cuối cùng trúng phải phục kích của quân Thục mà ᴄʜếᴛ. Một đời lỗi lạc của Trương Cáp cuối cùng chỉ vì một câu của tiểu nhân mà phải b.ỏ m.ạng.