Có những lúc lịch sử thật biết làm cho người ta ngạc nhiên, Võ thánh Quan Vũ không sợ trời không sợ đất lại bị vị tướng Đông Ngô “dọa” cho sợ trong một trận chiến. Rốt cuộc chuyện này là như thế nào?
Năm Kiến An thứ 15, lúc này trận chiến Xích Bích vừa mới diễn ra, thế chân vạc của Tam Quốc dần dần được hình thành. Tào Ngụy chiếm cứ phương Bắc, Tôn Ngô chiếm đóng Giang Nam, chỉ có duy nhất Thục Hán là chưa ổn định.
Trận Xích Bích buộc Tào Tháo Tháo phải từ bỏ luôn cả Giang Lăng. Lúc này Ích Châu còn trong tay Lưu Chương. Quân Bắc rút hết, hình thế phân lập Nam Bắc tuy đã rõ rệt, nhưng nếu gọi ngay là chia ba chân vạc thì quá sớm, bởi địa bàn của Lưu Bị hãy còn nhỏ hẹp, chưa đáng kể như một thế lực khả dĩ đương đầu với Nam Bắc.
Vì vậy đi trước sự phân lập ba nước là những cuộc đấu tranh chính trị gay go của tập đoàn Lưu Bị tại Giang Đông và Trung Nguyên tại các khu vực Ích Châu và Kinh Châu.
Năm 214 sau Công Nguyên, Lưu Bị và Gia Cát Lượng cùng những người khác đến chi viện từ Kinh Châu đã hợp lực sau đó bao vây Lưu Chương ở Thành Đô.
Lúc đó, trong Thành Đô có ba vạn tinh binh, trong thành có đủ lương thực và vải vóc để dùng trong một năm, rất nhiều người đều kiến nghị cố thủ Thành Đô, đánh lâu dài với Lưu Bị. Nhưng, Lưu Chương sinh ra vốn đã nhu nhược, thấy thế cục đã mất liền không có ý chống đối nữa.
Ông nói rằng: “Cha con ta xây dựng Ích Châu hơn hai mươi năm, không có công cũng không có đức gì với bách tính muôn dân, đã khiến họ phải bôn ba khắp chốn, chiến đấu liên miên ba năm liền, làm sao ta lại có thể nhẫn tâm khiến họ chịu khổ thêm nữa được?”
Lúc này, cánh tay phải của Tôn Quyền là Chu Du vừa qua đời. Tôn Quyền bận rộn xử lý hậu sự cho Chu Du nên đã trì hoãn việc liên hợp với Lưu Bị đánh chiếm Ích Châu.
Lưu Bị thấy đây là một thời cơ tốt nên đã cho Quan Vũ và Trương Phi cùng một số người khác trấn thủ ở các cửa khẩu của Nam Quận, còn bản thân ông thì dẫn quân đánh chiếm Ích Châu.
Còn bên phía Tôn Quyền, khi vừa xử lý xong mọi việc nội bộ thì phát hiện ra rằng Ích Châu và Kinh Châu đều đã rơi vào tay của Lưu Bị nên đã vô cùng tức giận, mắng rằng: “Tên ɢɪặᴄ gian xảo dám ʟừᴀ gạt ta!” rồi mang theo Lã Mông cùng Cam Ninh xuất binh đánh chiếm Kinh Châu.
Trong cuộc tranh giành vùng đất ở Kinh Châu, một điều khó tin đã xảy ra.
Đại quân của Đông Ngô chiếm cứ Giang Đông, Quan Vũ liền nghĩ ra cách tấn công bất ngờ vào ban đêm.
Lúc đó trong tay Quan Vũ có ba vạn tinh binh, còn binh tướng trong tay Lỗ Túc không quá một vạn người, khi ông biết được tin tức Quan Vũ muốn công kích vào ban đêm thì trong doanh trại đã vô cùng hỗn l.o.ạ.n.
Vào lúc này, Cam Ninh tự động xin đi ɢɪếᴛ ɢɪặᴄ, ông mang theo một nghìn binh giáp đảm bảo bắt gọn quân Thục, không bỏ sót một tên ɢɪặᴄ nào.
Tuy Lỗ Túc bán tín bán nghi nhưng lại không còn kế sách nào nữa nên phải đồng ý lời thỉnh cầu của Cam Ninh.
Quan Vũ chùn bước vì 3 tiếng ho của Cam Ninh?
Khi Quan Vũ đang chuẩn bị vượt sông để đánh lén vào ban đêm thì nghe thấy tiếng ho của Cam Ninh ở phía bờ bên kia, chính tiếng ho này đã khiến mặt Quan Vũ biến sắc và nhanh chóng ra lệnh tạm hoãn việc đánh lén.
Đây chính là câu chuyện “Ba tiếng ho của Cam Ninh khiến Quan Vũ phải lui binh” được lưu truyền rộng rãi khắp nơi.
Vậy sự thật giống như Cam Ninh nói, Quan Vũ vì sợ Cam Ninh nên mới lui binh là thật sao? Đương nhiên là không phải. Quan Vũ lui binh chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Đầu tiên, Quan Vũ chuẩn bị đột kích nhân lúc trời tối nhưng bên phía đ.ị.ch lại truyền đến tiếng ho, có thể chứng minh rằng quân địch đã biết được kế sách này. Hơn nữa điều then chốt của một cuộc tấn công bất ngờ là khiến cho quân địch trở tay không kịp, bây giờ chúng đã biết được thì tất nhiên sẽ có phòng bị. Người làm thống soái như Quan Vũ tất nhiên sẽ không dễ dàng để bản thân và quân lính rơi vào ɴɢᴜʏ ʜɪểᴍ.
Thứ hai, Quan Vũ đích thân mang quân đi tập kích, điều này chứng tỏ rằng lúc này trong đại doanh không có tướng quân nào có thể thay thế Quan Vũ đi đánh ɢɪặᴄ, nếu không chủ soái là Quan Vũ cũng sẽ không phải đích thân ra trận.
Giờ đây quân đ.ị.ch đã biết được tin tức Quan Vũ đích thân ra trận, vậy thì tất nhiên chúng cũng biết bây giờ đại doanh quân Thục như rồng mất đầu, đây chính là thời cơ tốt nhất để tiến công. Vì vậy, Quan Vũ vì đảm bảo an toàn cho hậu phương của chính mình nên đã không dám thực hiện kế hoạch tập kích bất ngờ vào ban đêm nữa.
Cuối cùng, Quan Vũ phải tính đến khả năng quân Ngô sẽ cắt đứt mối liên hệ của mình với hậu phương thông qua đường thủy. Phải biết rằng Đông Ngô rất có sở trường trong việc ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ đường thủy. Thủy quân dũng mãnh của Đông Ngô, ngay cả Tào Tháo cũng không chịu nổi một đòn, hơn nữa Quan Vũ từ trước đến nay cũng không biết nhiều về thủy chiến.
Lúc này quân đ.ị.ch chỉ cần đợi sau khi Quan Vũ qua sông sẽ dùng thủy quân cắt đứt mối liên hệ của quân Thục, như vậy thì Quan Vũ sẽ rơi vào vòng bao vây trùng trùng của Đông Ngô.
Vì vậy, nguyên nhân thật sự có thể khiến Quan Vũ lui binh không phải là 3 tiếng ho của Cam Ninh, mà là bởi vì kế hoạch đánh lén bị bại lộ, Quan Vũ sợ quân địch có phòng bị nên không dám tiếp tục thực hiện kế hoạch ban đầu mà thôi.
Trong trường hợp đó, cho dù Quan Vũ biết đối phương chỉ có hơn một nghìn người, thậm chí đối phương là tướng tệ nhất thì ông vẫn sẽ rút lui vì những nguyên nhân đã phân tích ở trên.
Vì vậy cái gọi là “Ba tiếng ho của Cam Ninh khiến Quan Vũ phải lui binh” chỉ là câu nói Cam Ninh khuếch đại lên để đánh bóng tên tuổi của bản thân mà thôi.
Cam Ninh thời trẻ là người có sức vóc, thích giao du làm điều nghĩa hiệp. Ông tụ tập một toán thanh niên, tự mình làm thủ lĩnh, hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Toán quân của ông đeo cung tên, đầu cài lông chim, đeo chuông trên người. Vì vậy khi toán quân đi đến đâu, mọi người nghe tiếng chuông là biết.