Tào Tháo (155-220) tự Mạnh Đức, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất nhất thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ở thời kỳ phân khai hỗn loạn này, Tào Tháo không thể thực hiện chí lớn nếu xung quanh thiếu những mãnh tướng trung can nghĩa đảm giúp ông gây dựng đại nghiệp.
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn tự Nguyên Nhượng, là người Tiếu ở Bái Quốc. Ông là danh tướng thời cuối Đông Hán, một trong những công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam quốc. Hạ Hầu Đôn là một trong những tướng sĩ đi theo Tào Tháo sớm nhất, cùng Tào Tháo chinh chi.ến rất nhiều năm.
Ông rất được Tào Tháo tín nhiệm, thường đảm nhận tiên phong, dẫn đầu đội quân xông pha trận mạc. Hạ Hầu Đôn được coi là Quan Vũ của Tào Ngụy, được xưng là Thần Quân, người duy nhất được phép đi chung xe ngựa với Tào Tháo, một vinh dự mà ngay cả những cận vệ như Điển Vi cũng không có được.
Điển Vi
Điển Vi là người Kỷ Ngô quận Trấn Lưu. Ông là một mãnh tướng của Tào Tháo thời cuối Đông Hán. Điển Vi có tướng mạo kiên hùng, sức khỏe hơn người. Ban đầu ông là người của Trương Mạo, sau mới đi theo Tào Tháo. Trong lúc Tào Tháo chinh phat Lữ Bố bị bao vây tam hướng, chính sự trí lực và dũng cảm của Điển Vi đã giải vây giúp Tào Tháo, lập được đại công, được Tào Tháo phong làm Đô Úy, hộ vệ bên cạnh.
Kiến An năm thứ hai (Công Nguyên 197), Trương Tú phản bội Tào Tháo, Điển Vi một mình chống lại phản quân bảo vệ Chủ công, gi.ế.t ch.ế.t rất nhiều kẻ địch, nhưng cuối cùng vì kẻ địch vây hãm quá đông mà tử trận.
Mặc dù lúc đó Tào Tháo mất cả con trưởng và cháu nội nhưng chỉ khóc than rằng:”Ta mất một con trưởng, một cháu yêu, cũng không quá đau xót, chỉ tiếc thương Ðiển Vi mà thôi”. Thậm chí một năm sau khi Tào Tháo dẫn binh đi qua cố địa vẫn không cầm được nước mắt mà khóc lớn, lệnh binh sĩ dừng quân, lập tế vong hồn Điển Vi.
Hứa Chử
Hứa Chử tự là Trọng Khang, người Tiêu Huyện. Ông được miêu tả là thân cao tám thước, eo rộng mười vòng gang. Từ sau khi Điển Vi t.ử trận, ông chủ yếu phụ trách công việc bảo vệ Tào Tháo. Trong trận chiến Quan Độ, khi phát hiện Từ Tha có âm mưu hành thích Tào Tháo, Hứa Chử ra tay gi.ế.t sạch Từ Tha cùng những thích khách.
Với võ công cao cường, Hứa Chử từng đánh nhau bất phân thắng bại với Mã Siêu. Là một trong hai tướng đấu với Lữ Bố 20 hiệp mà chưa bị thua hay gi.ế.t hại.
Trong trận Vị Thủy, Hứa Chử mang trọng giáp mũ sắt, che chở cho Tào Tháo khỏi mưa tên, giúp Tào Tháo sang sông an toàn. Lúc Tào Tháo qua đời, Hứa Chử khóc đến thổ huyết. Sau đó Hứa Chử theo phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi. Ông được phong là Vạn Tuế đình hầu. Đến thời Ngụy Minh Đế Tào Tuấn, ông được phong là Mâu Hương hầu. Không lâu sau thì Hứa Chử bệnh mất, được phong là Tráng hầu.
Trương Liêu
Trương Liêu tự Văn Viễn là người Mã Ấp, Nhạn Môn. Ông từng làm việc cho Đinh Nguyên, Đổng Trác và Lữ Bố. Sau trận chiến Hạ Bì mới quy thuận Tào Tháo, trở thành danh tướng trứ danh, chiến công lẫy lừng.
Theo chính sử Trung Quốc ghi nhận, xét theo phương diện mưu lược, thiện chiến trên sa trường, Trương Liêu chính là “đệ nhất nhân” trong lực lượng Tào Ngụy. Trương Liêu thuộc nhóm “ngũ tử lương tướng” của Nguỵ.
Trương Liêu tài giỏi dũng mãnh đến mức trong tay chỉ còn 800 bộ binh mà ông đã phá tan 10 vạn quân Đông Ngô trong trận Hợp Phì, chuyện mà binh gia từ cổ chưa ai làm được. Ông cũng là nỗi khiếp sợ của nhà Thục.
Bàng Đức
Bàng Đức ban đầu là thủ hạ của Mã Siêu, sau đầu hàng Tào Tháo. Nhiều người sẽ cho rằng Bàng Đức không xứng đáng góp mặt trong danh sách này. Tuy nhiên sự thật là Bàng Đức sẽ ch.ế.t trước đó nếu không được Tào Tháo mang về chữa trị, thế nên Bàng Đức rất biết ơn cứu mạng và tuyệt đối trung thành với Tào Tháo.
Để biểu tỏ lòng trung thành, chứng minh bản thân không bị ảnh hưởng bởi chủ cũ Mã Siêu đang là tướng quân của Lưu Bị, Bàng Đức đã vác theo một cỗ quan tài khi xuất chiến chống lại Quan Vũ để bày tỏ sự quyết tâm, tiếc rằng cuối cùng ông bại trận và ch.ế.t.
ST.