Tào Tháo là nhà chính trị quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tuy người đời thường lấy tên ông để mô tả cho sự d.ố.i tr.á, vô li.ê.m s.ỉ, bất nhân, bất nghĩa nhưng không thể phủ nhận tài năng của con người này. Những bài học về quản trị của Tào Tháo dưới thời Tam Quốc vẫn còn áp dụng được đến ngày nay.
1. Kẻ làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi kh.óc l.óc.
Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương, b.ắ.t é.p thiên tử, điều khiển triều đình, g.â.y h.ọ.a bách tính, trong ngoài triều không ai không nghiến răng c.ă.m gi.ậ.n. Vương Doãn bí mật họp các quan viên kể tội Đổng Trác, ai nấy nghe Vương Doãn nói xong đều kh.ó.c l.ó.c thương cảm, duy có Tào Tháo cười lớn, rồi xin mượn Thất Tinh đao một mình đi h.à.n.h th.í.c.h Đổng Trác.
2. Trong lúc ng.u.y h.i.ể.m cần tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, nếu không khó toàn tí.n.h m.ạ.n.g.
Tào Tháo vào bái kiến Đổng Trác, đúng lúc Đổng Trác đang ngủ trưa. Đương lúc Tào Tháo r.út đ.ao định đ.â.m Đổng Trác thì Trác tỉnh dậy hỏi “Mạnh Đức định làm gì?”. Tháo vội quỳ sụp xuống, hai tay dâng đao, rằng “đây là Thất Tinh bảo đao, muốn dâng thừa tướng”, rồi nhân lúc Trác chưa phát hiện ra, lên ngựa bỏ chạy ra ngoài thành.
3. Nắm giữ vị trí trung tâm, chiếm thế thượng phong, càng ở chức cao càng cần khôn khéo, biết điểm dừng, không vượt quá, đó mới là lãnh đạo giỏi.
Đổng Trác lập Hán Hiến Đế lên ngôi, é.p thiên tử mà làm l.o.ạ.n triều chính, hu.n.g t.à.n b.ạ.o ng.ư.ợ.c, cuối cùng bị g.i.ế.t. Viên Thuật tự lập làm vua, tham lam ngu tối, sau cùng t.ự s.á.t. Viên Thiệu muốn lập vua mới, rồi cuối cùng đại bại. Chỉ có Tào Tháo vẫn phò Hán, khôn khéo nâng đỡ thiên tử mà chính sự vẫn nắm trong tay, é.p thiên tử để lệnh chư hầu, bản thân làm thừa tướng chứ không soán ngôi tự lập, thành hùng chủ một phương.
4. Tự mình phải làm gương, nhưng đừng tự h.ạ.i tính mạng của mình.
Tào Tháo cất quân đánh Viên Thiệu, xe ngựa qua ruộng lúa, bỗng con ngựa giật mình chạy vào ruộng lúa. Tào Tháo nói “trước khi xuất quân ta có lệnh, đang mùa thu hoạch, quân đội không được đi vào ruộng lúa. Nay ta trái quân lệnh, nên x.ử t.ử!” Rồi rút ki.ế.m đặt lên cổ. Các tướng quỳ xuống can ngăn, Tháo mới cắt búi tóc thay th.ủ c.ấ.p, để răn tướng sĩ.
5. Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng.
Tào Tháo và Viên Thiệu đ.á.n.h nhau ở Quan Độ, quân Tào sắp cạn lương, quân Viên Thiệu hay đến t.ậ.p k.í.ch. Viên Thiệu có cơ hội để đánh Tào Tháo, nhưng vì không nghe lời Hứa Du, bỏ lỡ thời cơ, Hứa Du cũng bỏ sang doanh Tào. Tào Tháo nghe tin Hứa Du đến, không kịp đi giày, chân không ra đón tiếp, sau đó hoàn toàn tin tưởng mưu kế của Hứa Du, đại phá quân của Thiệu tại Quan Độ.
6. Tha được thì nên tha, cần g.i.ế.t thì phải g.i.ế.t.
Đánh xong Viên Thiệu, quân Tào phát hiện có rất nhiều thư từ của quan viên bên Tào gửi cho Viên Thiệu. Tào Tháo xem rồi ra lệnh đốt hết, không truy cứu. Còn nhớ lúc trước, cùng Trần Cung bỏ trốn, Tào Tháo g.i.ế.t nhầm cả nhà Lã Bá Xa. Lúc Lã Bá Xa mua rượu về, Tào Tháo g.i.ế.t nốt để khỏi bị lộ, rồi than rằng: “Ta thà phụ người, không để người phụ ta” (lưu ý: không phải như trong tiểu thuyết miêu tả, Tào Tháo không hề nói “Ta thà phụ người trong thiên hạ, không để người trong thiên hạ phụ ta”. Tào Tháo không nói tất cả người thiên hạ, mà chỉ nói riêng Lã Bá Xa, đó là lời than khi buộc phải g.i.ế.t người thân vì lâm vào đường cùng).
7. Thiện đãi hiền tài, tất có người phò trợ.
Quan Vũ bị bức phải quy Tào, nhưng “thân tại Tào doanh tâm tại Hán”, giao ước trước với Tào Tháo rằng hễ có tin của Lưu Bị là lập tức về với Lưu Bị. Tào Tháo một mặt đồng ý, một mặt trọng đãi Quan Vũ. Đến lúc Quan Vũ treo ấn bỏ đi, qua ải ch.é.m tướng, Tào Tháo cũng không dẫn quân đuổi theo, ngược lại, còn đưa giấy thông quan, lệnh các tướng không ai được cản trở Quan Vũ. Tuy Quan Vũ không về với Tào Tháo, nhưng các tướng giỏi không ai phản lại Tào Tháo.
8. Hiểu thiên văn địa lí, thế lực hùng mạnh, nhưng tự coi mình là thông minh, kh.i.nh th.ư.ờ.ng đị.c.h th.ủ thì kiêu binh tất bại.
Thủy quân Tào Tháo bày trận ở Xích Bích, quân lính không quen đánh thủy, say sóng nhiều, liền dùng xích lớn nối liền chiến thuyền lại. Có người khuyên không nên nối thuyền, lỡ quân Ngô dùng hỏa công thì bất lợi, Tháo không nghe, cho rằng đang mùa đông chỉ có gió bắc, quân Ngô phóng hỏa thì ngược gió. Đến lúc trời nổi gió đông, Tháo vẫn cho rằng đến tiết đông chí, dương khí thăng nên trời có gió đông, kết quả chỉ cần một đêm gió đông, thủy quân Tào đã tan tác. Đó là trận Xích Bích nổi tiếng. Tuy chỉ có một đêm gió đông, nhưng Chu Du và Gia Cát Lượng biết lợi dụng, còn Tào Tháo không biết đề phòng.
9. Lúc c.h.ế.t người ta nói lời thiện, công danh chỉ là mây khói trước mắt, người đời sau tự khắc bình xét, đừng quan tâm quá đến miệng lưỡi thế gian, anh hùng cũng được, gi.a.n t.ặ.c cũng được, mà gi.a.n hùng càng hay.
Anh hùng lúc lâm chung thường dặn dò người sống nối chí mình mà dựng nghiệp lớn, bình thiên hạ. Tào Tháo lúc lâm chung cũng chỉ dặn dò việc gia đình, dặn gia nô tì thiếp học lấy một nghề, sau này gia cảnh suy vi cũng không đến nỗi đói khổ. Cả đời Tào Tháo thắng có bại có, nhưng Tào Tháo không nuối tiếc chuyện chiến trường, chỉ tiếc có 2 việc: một là vợ cả tức gi.ậ.n mà bỏ về nhà bố mẹ đẻ, hai là con trưởng Tào Ngang c.h.ế.t trận.