Có hai lý do chính giải thích cho câu hỏi này.
Trong thời gian 45 năm, từ ngày 10 tháng 12 năm Công nguyên 220 đến ngày 4 tháng 2 năm 265, nhà Tào Ngụy trải qua trị vì của 4 đời hoàng đế.
Nếu so sánh với lịch sử hàng trăm năm của nhà Chu, nhà Ngụy quả thật chỉ tồn tại trong thời gian quá ngắn ngủi, nhưng nếu so sánh với 14 năm trị vì của nhà Tần thì nhà Ngụy cũng được xem như đã lâu dài rồi.
Nhà Ngụy có tất cả 8 vị quân chủ, bao gồm Cao Hoàng đế Tào Đằng (là cha của Tào Tung, sau khi con trai Tào Phi là Tào Duệ lên ngôi đã truy phong tước vị cho ông), Thái Hoàng Đế Tào Tung (là cha của Tào Tháo, sau khi Tào Phi lên ngôi đã truy phong tước vị cho ông), Ngụy Võ Đế Tào Tháo (là cha của Tào Phi, sau khi Tào Phi lên ngôi đã truy phong tước vị cho ông), Ngụy Văn Đế Tào Phi (là hoàng đế khai quốc nhà Ngụy), Tào Minh Đế Tào Duệ, Tào Phương (không có đế hiệu), Tào Mao (không có đế hiệu ) và Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán. Cao Hoàng Đế Tào Đằng là vị tháí giám đầu tiên và duy nhất làm hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa.
Trong tám vị kể trên, Tào Đằng, Tào Tung và Tào Tháo là ba vị hoàng đế được truy phong, Tào Phi và Tào Duệ đều mắc bệnh qua đời ở tuổi 34, Hoàng đế Tào Mao bị g.i.ế.t c.h.ế.t, Tào Phương bị phế vị, còn Tào Hoán thì nhường ngôi, có thể thấy số lượng hoàng đế được truy phong chiếm gần một nửa so với tổng số hoàng đế của nhà Ngụy.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Trong những vị hoàng đế bị “ép c.h.ế.t” của nhà Ngụy thì Nguyên Đế Tào Hoán là người “nổi tiếng” nhất. Sau khi chính quyền nhà Ngụy rơi vào cảnh suy yếu, ban đầu Tào Hoán được họ nhà Tư Mã đưa lên trở thành hoàng đế, sau đó lại làm cách giống như Hán Hiến Đế “nhường ngôi” cho Tào Phi, đem đế vị nhường lại cho Tư Mã Viêm.
400 năm trước nhà Ngụy, triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Trung Hoa là Tần Đế Quốc, chỉ kéo dài 14 năm, trải qua 11 năm trị vì của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính cùng 3 năm cai trị của Tần Nhị Thế Doanh Hồ Hợi.
Như vậy, thời gian trị vì của nhà Tào Ngụy dài hơn triều đại Doanh Tần, tuy nhiên cả hai triều đại vẫn được xem là vương triều đoản mệnh.
Thực ra, sự đoản mệnh của nhà Tào Ngụy và Doanh Tần cũng có không ít điểm tương đồng với nhau, nhưng nếu xét về nguyên nhân của việc này, nhà Ngụy cũng có những lí do vô cùng đặc trưng.
Rốt cuộc, nhà Tần vì sao chỉ tồn tại ngắn ngủi như thế? Nét tương đồng trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nhà Ngụy và nhà Tần là gì?
Có nhiều người cho rằng, sự tồn tại ngắn ngủi của nhà Tần là do sự cai trị tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Về điểm này, nếu phân tích từ góc độ nhân tính, Tần Vương Doanh Chính quả thực là rất tàn bạo và ác độc, nhưng điều đó lại không phải lí do chính khiến nhà Tần bị diệt vong.
Tần Vương Doanh Chính là một nhà chính trị, là người chơi đùa với chính trị, nhưng vì sao ông lại chơi không giỏi, việc này cần phải phân tích trên góc độ chính trị.
Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng.
Trong các vị hoàng đế khai quốc các triều đại, có mấy người là chưa từng g.i.ế.t bất cứ một binh tốt nào? Có mấy người chỉ g.i.ế.t trăm vạn mạng người?
Cái giá để Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc là 22 lần chiến chinh, chém đầu 1810 nghìn người. Điều này quả thật là rất tàn khốc. Nhưng, nó lại là bước đường mà mỗi vị hoàng đế khai quốc đều phải đi qua. Thử hỏi, có vị hoàng đế khai quốc nào không phải là hoàng đế trên lưng ngựa?
Thực ra, về nguyên nhân khiến hai vương triều Ngụy, Tần diệt vong sớm, tổng hợp các phân tích, có thể thấy chủ yếu là do hai nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất, điểm giống nhau khiến hai vương triều diệt vong sớm là do chế độ chính trị cùng với việc không xử lý tốt mối quan hệ giữa vua và thần tử, vì thế nên chính quyền Tào Ngụy không thể tồn tại lâu dài.
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân tự thân của nhà Ngụy, do các đời hoàng đế nhà Ngụy đời sau lại đoản mệnh, không thọ bằng đời trước, ngoài nguyên nhân bệnh tật mất sớm thì các vị hoàng đế nhà Ngụy còn c.h.ế.t vì nhiều lí do khác. Trong các vị Hoàng đế nhà Ngụy, dường như chẳng có ai có thể sống thọ và qua đời yên ổn.