Với mắt nhìn sắc bén của mình, nhân vật này đã giúp nhà Tào Ngụy chặn đứng kế hoạch Bắc phạt của Khổng Minh và tập đoàn chính trị Thục Hán.
Giờ đây mỗi khi nhắc tới kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới Tư Mã Ý – một mưu sĩ có tiếng và cũng là quyền thần của nhà Tào Ngụy sau này.
Tuy nhiên theo nhận định của tờ báo Sohu (Trung Quốc), quan điểm trên thực chất chịu nhiều ảnh hưởng từ tiểu thuyết và khác xa so với với 𝚌𝚑𝚒́𝚗𝚑 𝚜𝚞̛̉. Bởi lẽ trong tập đoàn Tào Ngụy bấy giờ, người lợi hại hơn Tư Mã Ý vốn không ít, và Tôn Tư cũng là một trong số đó.
Điểm đáng nói còn nằm ở chỗ, nếu năm xưa Ngọa Long tiên sinh từng được Lưu Bị 3 lần tới nhà tranh mời xuống núi, thì bản thân Tôn Tư lúc sinh thời cũng từng có tới 3 lần được Tào Tháo cất công chiêu nạp.
Cũng bởi vậy mà có ý kiến so rằng, Tôn Tư mới thực sự là một trong số những nhân vật hiếm hoi sánh ngang và còn được xem là kỳ phùng đ𝚒̣𝚌𝚑 𝚝𝚑𝚞̉ xứng danh của Gia Cát Lượng.
Nhân tài từng khiến Tào Tháo 3 lần cất công chiêu nạp
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tôn Tư (? – 251), tự Ngạn Long, là người đất Sơn Tây (Trung Quốc) ngày nay, sinh thời là một trong những trọng thần của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Theo “Tư biệt truyện” ghi lại, ông xuất thân trong một gia đình nông dân, từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, lại nổi tiếng là gan dạ hơn người.
Mồ côi cha mẹ từ năm 3 tuổi, Tôn Tư được gia đình anh ruột và chị dâu nuôi nấng. Sau khi lớn lên, ông cũng bái sư học đạo, nhờ có tài mà được trọng thần Vương Doãn tán thưởng và cho làm huyện lệnh.
Thế nhưng khi đang đi những bước đầu tiên trên con đường quan lộ, Tôn Tư đã gặp phải một biến cố khiến ông lao đao gần nửa đời.
Bấy giờ, người anh ruột từng nuôi nấng ông đột nhiên 𝚋𝚒̣ 𝚔𝚎̉ 𝚊́𝚌 𝚑𝚊̣𝚒 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝. Tôn Tư khi ấy dù là một thư sinh yếu đuối nhưng đã trực tiếp ra tay 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 kẻ này để 𝚋𝚊́𝚘 𝚝𝚑𝚞̀ cho anh trai.
Tuy nhiên chính biến cố nói trên đã khiến ông từ một huyện lệnh trở thành 𝚝𝚘̀𝚗𝚐 𝚙𝚑𝚊̣𝚖. Sau này vì 𝚝𝚛𝚘̂́𝚗 𝚝𝚘̣̂𝚒, nhân tài họ Tôn ấy đã phải lang bạt khắp nơi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Trong những năm tháng đi 𝚕𝚞̛𝚞 𝚟𝚘𝚗𝚐 tứ xứ, ông từng nhận được một lời chiêu dụ từ Tào Tháo. Thế nhưng lời chiêu nạp lần đầu ấy đã bị Tôn Tư 𝚌𝚞̛̣ 𝚝𝚞𝚢𝚎̣̂𝚝 vì cho rằng Tào Tháo không xứng đáng với tài hoa của mình.
Sau đó, Tào Tháo bắt đầu dốc lòng gây dựng sự nghiệp. Có một lần nghe ngóng được hành tung của Tôn Tư, ông liền phái người đi làm thuyết khách, hy vọng có thể mời được nhân tài này gia nhập liên minh để cùng Tào thị gây dựng sự nghiệp.
Bản thân Tôn Tư khi ấy đã túng bấn tới bước đường cùng, chỉ còn cách khuất phục uy quyền của Tào Tháo. Tuy nhiên ngay cả khi chấp nhận về dưới trướng của nhân vật này, Tôn Tư trong lòng vẫn một mực xem nhẹ.
Sau khi làm quan không lâu và kiếm được một khoản lộ phí tương đối, ông quyết định từ chức hồi hương, trở về nông thôn sống cuộc sống điền viên.
Mặc dù chỉ làm việc trong một thời gian ngắn, thế nhưng tài năng của Tôn Tư đã khiến cho Tuân Úc cũng phải nhận định:
“Không ngờ tới rằng còn có một bậc kỳ tài như Tôn quân vậy”.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Năm Kiến An thứ 18, Tào Tháo được phong làm Ngụy công. Ông vẫn một mực nhớ mãi không quên tài năng của Tôn Tư, liền phái người đi mời thêm lần nữa.
Tới lần chiêu nạp thứ ba ấy, Tôn Tư không biết vì lý do gì nhưng đã quyết định dốc sức cho Tào Tháo. Có lẽ bản thân nhân tài họ Tôn này đã nhận ra Tào Mạnh Đức là một vị quân chủ mà mình có thể dốc lòng phụng sự.
Kể từ đó, Tôn Tư đã trung thành cống hiến cho tập đoàn chính trị Tào Ngụy trong suốt 38 năm, phụng sự qua 4 đời quân chủ, bao gồm Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ cùng Tào Phương và trở thành một trọng thần có tiếng của nhà Ngụy thời Tam Quốc.
𝙺𝚢̀ 𝚙𝚑𝚞̀𝚗𝚐 đ𝚒̣𝚌𝚑 𝚝𝚑𝚞̉ chân chính của Gia Cát Lượng: Dùng một lời để định đại cục
Năm 226 Tào Duệ kế vị, Gia Cát Lượng và Thục Hán bắt đầu chuẩn bị tiến hành Bắc phạt. Bấy giờ, nhiều đại thần nước Ngụy ủng hộ ý kiến suất lĩnh đại binh chủ động 𝚐𝚒𝚊𝚘 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 với quân Thục, duy chỉ Tôn Tư là sở hữu mắt nhìn khác biệt.
Ông lấy việc năm xưa Tào Tháo chinh phạt Hán Trung của Trương Lỗ không lâu thì bị 𝚝𝚑𝚊̂́𝚝 𝚝𝚑𝚞̉ để làm gương, từ đó chỉ ra rằng: Đối phó với nước cờ của Gia Cát Lượng vốn không cần dùng tới đại binh, chỉ cần cho người dẫn theo các nhánh quân thiện chiến trấn giữ ở các cửa ải trọng yếu là đủ.
Theo nhận định của Tôn Tư, việc quân Ngụy cố thủ ở nơi hiểm yếu sẽ khiến cho quân Thục về lâu về dài bị hao tổn quân lương và binh lực, từ đó buộc phải rút lui. Ý kiến này được Tào Duệ chấp thuận, sau đó quả nhiên Thục Hán dù nhiều lần Bắc phạt nhưng vẫn phải lui binh mà không có được chiến lợi to lớn nào.
Theo nhận định của tờ báo Sohu (Trung Quốc), Tôn Tư năm xưa dù không có điều kiện trực tiếp mang binh đi đ𝚊́𝚗𝚑 𝚐𝚒𝚊̣̆𝚌 như Tư Mã Ý từng nhiều lần 𝚐𝚒𝚊𝚘 𝚝𝚑𝚞̉ với Gia Cát Lượng trên 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 𝚝𝚛𝚞̛𝚘̛̀𝚗𝚐, tuy nhiên ông mới chính là người đầu tiên nhìn ra nhược điểm 𝚌𝚑𝚒́ 𝚖𝚊̣𝚗𝚐 của quân Thục khi tiến hành Bắc phạt.
Vì thế, việc nhà Tào Ngụy có thể đứng vững trước hàng loạt các lần tấn công của Khổng Minh năm xưa âu cũng nhờ vào mắt nhìn sắc bén của Tôn Tư mà có được.
Bởi vậy mà học giả thời nhà Thanh là Vương Phu Chi khi nhắc tới tài năng của trọng thần này từng đưa ra nhận định:
“Khổng Minh Bắc phạt, nhiều lần xuất binh mà không ăn thua gì, tất cả đều cho rằng đó là tài của Tư Mã Ý, thực là lời lẽ vô căn cứ. Mà người sớm dùng một lời để định ra đại kế, vốn lại chính là Tôn Tư”.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Bản thân vị quan họ Tôn ấy lúc sinh thời cũng hành xử hết mực thức thời. Năm 248, khi triều đình phong con trai ông làm Đình hầu, Tôn Tư lấy lý do tuổi tác đã cao để xin từ quan, lưu lại kinh sư, địa vị và sức ảnh hưởng vẫn rất lớn.
Tới năm 249, Tư Mã Ý 𝚙𝚑𝚊́𝚝 đ𝚘̣̂𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚒́𝚗𝚑 𝚋𝚒𝚎̂́𝚗 Cao Bình Lăng, 𝚝𝚑𝚊𝚗𝚑 𝚝𝚛𝚞̛̀𝚗𝚐 𝚋𝚎̀ 𝚙𝚑𝚊́𝚒 của Tào Sảng, đ𝚘̣̂𝚌 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚖 𝚚𝚞𝚢𝚎̂̀𝚗 𝚑𝚊̀𝚗𝚑. Quyền thần này đối với Tôn Tư vẫn rất mực nể trọng, còn mời ông vào chiều và phục hồi chức cũ.
Chỉ một năm sau đó, Tôn Tư được phong làm Phiêu kỵ Tướng quân. Sau khi qua đời vào năm 251, ông được ban thụy hiệu Trinh hầu.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tên tuổi và danh tiếng của Tôn Tư dẫu sao cũng không thể so bì với kỳ tài xuất chúng như Gia Cát Lượng, thế nhưng chỉ riêng việc nhân vật này dùng một lời nhận định để ngăn cản kế hoạch Bắc phạt đã cho thấy tài năng hiếm có của ông xứng đáng với danh hiệu “𝚔𝚢̀ 𝚙𝚑𝚞̀𝚗𝚐 đ𝚒̣𝚌𝚑 𝚝𝚑𝚞̉” của Khổng Minh lúc sinh thời.
*Theo quan điểm của Sohu (Trung Quốc).