Là những người đứng đầu của hai phe phái đối lập, “gian hùng” khét tiếng Tam quốc, Tào Tháo từng dùng không ít thủ đoạn để thanh trừng đối thủ Lưu Bị.

Từ việc dùng chiến tranh để công thành chiếm đất, Tào Tháo còn không ít lần lên kế hoạch áᴍ sáᴛ Lưu Bị. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, những âm mưu áᴍ sáᴛ của Tào Tháo vẫn phải “bó tay” trước Lưu Bị.

Lần áᴍ sáᴛ thứ nhất tại Từ Châu

Trong buổi uống ʀượᴜ luận anh hùng, Tào Tháo từng thung dung nói với Lưu Bị: “Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân với Tháo này thôi”.


Lời nói “luận anh hùng” của Tào Tháo trong buổi uống ʀượᴜ hôm ấy mục đích là muốn “dỗ ngọt” để Lưu Bị trung thành với phe cánh của mình. (Tranh minh họa).

Nhưng Tào Tháo không ngờ đến rằng, lời này vừa nói ra, Lưu Bị đã hoảng sợ đến mức đánh rơi cả đũa. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, Lưu Bị cùng Đổng Quốc cữu đã lên kế hoạch áᴍ sáᴛ họ Tào này.

Những lời của Tào Tháo lúc ấy khiến cho Lưu Bị “chột dạ”, sợ bị kẻ đa nghi ấy nhìn ra chân tướng âm mưu áᴍ sáᴛ.

Vậy nên, từ sau buổi uống ʀượᴜ ấy, không phải ngẫu nhiên mà Lưu Bị phải giả bộ ngày ngày vui thú vườn tược, thờ ơ với chuyện xã tắc.

Năm 200, sau chiến công đánh thắng Viên Thuật, lại thêm vụ trọng án của Đổng Thừa, Lưu Bị càng quyết tâm ly khai Tào Tháo.

Không lâu sau đó, Lưu Bị nghĩ ra kế sách “Kim Thiền thoát xác”, chủ động xin Tào Tháo cho mình đi đánh Viên Thiệu. Tháo vui vẻ nhận lời, còn phái ra 5 vạn quân và hai phó tướng cùng theo Lưu Bị xuất chinh.

Bấy giờ, hai mưu sĩ của Tháo và Trình Dục và Quách Gia vừa trở về Hứa Đô đã nghe tin Lưu Bị xuất chinh, liền vội can ngăn Tào.

Trình Dục tâu: “Hồi Bị còn làm Dư châu Mục, tôi xin ngài ɢɪếᴛ đi, Thừa tướng đã không nghe. Nay lại binh mã cho hắn, chính là thả rồng ra biển, thả hổ về rừng. Sau này muốn trị, còn làm sao được nữa?”

Ý định ly khai Tào Tháo từ sớm đã manh nha trong đầu Lưu Bị. (Ảnh minh họa).

Quách Gia cũng nói: “Thừa tướng dù không muốn ɢɪếᴛ Bị, cũng không nên sai hắn đi như vậy. Cổ nhân có câu, một ngày thả kích địch, để mối lo muôn đời”.

Quả nhiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Lưu Bị chỉ sai hai phó tướng về Hứa Đô báo công, còn mình và quân chủ lực thì lưu lại ở Từ Châu.

Tháo thấy Lưu Bị có ý củng cố binh lực, liền mật lệnh cho Thứ sử Từ Châu là Xa Trụ áᴍ sáᴛ Bị. Nhưng kế hoạch lại bị Trần Đăng mật báo, Xa Trụ bị Quan Vũ một đᴀᴏ ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ, cả nhà họ Xa cũng bị Trương Phi ɢɪếᴛ sạch.

Như vậy, kế hoạch áᴍ sáᴛ Lưu Bị lần đầu của Tào Tháo kết quả là “tiền mất tật mang”, không chỉ mất trắng 5 vạn quân giao cho Lưu Bị mà còn kéo theo tính mạng của cả gia tộc một vị tướng lĩnh.

Lần áᴍ sáᴛ thứ hai tại Hán Trung

Trong cuộc chiến tranh giành Hán Trung, Tào Tháo thấy phe cánh của Lưu Bị đã “đủ lông đủ cánh”, ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ trên chiến trường không phải chuyện dễ dàng. Bởi vậy, “gian hùng” bậc nhất Tam Quốc này liền tiếp tục dùng th.ủ đ.o.ạ.n áᴍ sáᴛ bằng cách âm thầm phái thích khách tới Hán Trung.


Trong mắt Tào Tháo, Lưu Bị dần trở thành “cái gai” cần phải sớm diệt trừ bằng mọi thủ đoạn. (Ảnh minh họa).

Để thực hiện âm mưu này, thích khách của quân Tào dùng thân phận văn nhân tìm cách tiếp cận, một mặt vừa ca ngợi công lao của Lưu Bị, mặt khác lại vờ mắng Tào Tháo là “Hán tặc”.

Sau đó, kẻ này còn cất công đề xuất kế sách phạt Ngụy của chính mình, khiến cho Lưu Bị hết sức tâm đắc.
Đang lúc chuẩn bị hành thích Lưu Bị, thì quân sư Khổng Minh từ bên ngoài tiến vào. Thích khách mặt biến sách, viện cớ đi nhà xí.

Lưu Bị bấy giờ có khen: “Đây là một vị kỳ nhân, có thể cùng giúp ông”.

Khổng Minh chỉ đáp: “Người này có thể là thích khách”.

Quả nhiên, “vị kỳ nhân” trong lời nói của Lưu Bị đã bỏ trốn mất tăm. “Tam Quốc chí” phần “Gia Cát Lượng truyện” có ghi lại đoạn sự thật lịch sử này.

Theo đó, “Tào công phái thích khách đi gặp Lưu Bị, tìm cách nói chuyện, vờ khai ra kế sách phạt Ngụy, rất hợp với ý của Bị.

Đương lúc chuẩn bị hành thích, Gia Cát Lượng đi vào, thích khách sắc mặt lúng túng. Lượng quan sát thấy vẻ bất thường […] Lượng nói: ‘Quan khách này sắc động thần uy, gian hình ngoại lậu, tà tâm nội tàng, tất là thích khách của quân Tào.’ Ngay sau đó, thích khách trèo tường bỏ chạy.”

Trong hai âm mưu áᴍ sáᴛ trên, Tào Tháo một lần dùng quân nhân, một lần lại mượn tay văn nhân, văn võ có đủ, nhưng đều không thành công.

Thất bại trong việc áᴍ sáᴛ Lưu Bị của Tào Tháo chủ yếu xuất phát từ ba nguyên nhân dưới đây:

Thứ nhất, khi kế hoạch đầu tiên diễn ra, Lưu Bị chưa trở thành kẻ địch mạnh trong mắt Tào Tháo. Bởi vậy, kể cả các mưu sĩ có cật lực khuyên ngăn từ trước, Tào Tháo vẫn thực sự lưu tâm đối phó với Lưu Bị.

Thứ hai, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại “tiền mất tật mang” trong kế hoạch áᴍ sáᴛ ở Từ Châu là do Xa Trụ bàn kế cùng Trần Đăng, nhưng lại không hay biết họ Trần này vốn là kẻ “gió chiều nào che chiều nấy”, khiến cho âm mưu bị bại lộ.

Thứ ba, trong vụ áᴍ sáᴛ lần thứ hai ở Hán Trung, Tào Tháo đã cất công chọn lựa ra một văn nhân “không thua kém nhiều so với Gia Cát Lượng”. Chỉ tiếc rằng kẻ này có mưu mà không có dũng, có trí tuệ nhưng lại nhát gan, nên đã sớm bị Khổng Minh nhìn ra sơ hở và bắt thóp.

Bởi vậy, ngay cả tốn không ít tâm tư và th.ủ đ.o.ạ.n, Lưu Bị vẫn thoát khỏi “nanh vuốt” Tào Tháo một cách ngoạn mục.