Lưu BịTào Tháo tuy tính cách trái ngược nhưng đều là quân chủ anh minh, có con mắt nhìn người vô cùng sắc bén.
Tào Tháo và Lưu Bị đều là những quân chủ anh minh, có con mắt nhìn người sắc bén.

Vào thời kỳ cuối Đông Hán, chư hầu khắp nơi chinh ph.ạt lẫn nhau, thiên hạ h.ỗn l.oạn, là một giai đoạn của sự toan tính và tr.anh gi.ành giữa các nhân vật kiệt xuất. Đặc biệt là hai trong ba hùng chủ hàng đầu thời Tam Quốc, họ đều là những nhân vật đứng đầu một phương, là kẻ đ.ịch không đội chung trời nhưng cũng từng gọi nhau là huynh đệ, tính cách tuy đối nghịch nhưng đều có con mắt nhìn người vô cùng sắc bén. Đó chính là Tào Tháo và Lưu Bị.

Tào Tháo mưu lược kiệt xuất, khuynh đảo thiên hạ. Ông lòng ôm trí lớn, tâm kế và trí lược người bình thường khó mà bì kịp. Tiếc thay, thất bại tại Xích Bích đã ngăn cản bước tiến, khiến ông không thể hoàn thành hoài bão thống nhất thiên hạ.

Thế nhưng khả năng nhìn người và dùng người của Tào Tháo luôn đáng nể, trước khi lâm trung ông đã dự đoán chính xác một chuyện, đồng thời nhắc kỹ con trưởng của mình là Tào Phi phải đề phòng.
Tào Tháo luôn coi Tư Mã Ý là mối h.ọa tiềm tàng.

Ngay từ khi còn cầm quân chinh ph.ạt tứ phương, Tào Tháo đã luôn đắn đo không biết nên ɢɪếᴛ hay dùng Tư Mã Ý. Một mặt ông rất coi trọng nhân tài, muốn giữ Tư Mã Ý lại để phò tá cho thế hệ kế cận hoàn thành đại nghiệp còn dang dở.

Mặt khác, Tào Tháo nhìn rất rõ dã tâm và tài cán của Tư Mã Ý, các con của ông đặc biệt là Tào Phi đều thua xa trí óc của người này. Vậy nên trước khi lâm chung, Tào Tháo đã dặn dò rất kỹ Tào Phi rằng, muốn thành đại nghiệp cần có Tư Mã Ý nhưng phải tuyệt đối đề phòng ông ta.

Tào Phi nghe lời dặn dò của phụ vương, luôn đề phòng Tư Mã Ý, chỉ trọng dụng chứ không trao binh quyền. Tào Phi trước khi qua đời cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự cho người kế thừa Tào Duệ, vì vậy Tư Mã Ý dưới thời Tào Duệ cũng không dám l.ộng h.ành.

Tiếc rằng Tào Duệ cũng mất sớm, con trai Tào Phương kế vị khi còn quá nhỏ, quốc gia bất ổn. Sau nhiều năm nhẫn nại, Tư Mã Ý khơi dậy chính biến, ɢɪếᴛ đại tướng Tào Sảng, chiếm lấy đại quyền. Cuối cùng, cháu nội của Tư Mã Ý phế truất nhà Ngụy, lập ra Tấn Quốc, xưng làm Tấn Đế.
Lưu Bị luôn cảm thấy Mã Tốc không giỏi như Gia Cát Lượng ca ngợi.

Bên phía nhà Thục, Lưu Bị trước khi lâm chung tại thành Bạch Đế cũng triệu tập Gia Cát Lượng để thương thảo quốc sự. Sau khi dặn dò nhờ cậy phò trợ Lưu Thiện, Lưu Bị đặc biệt nhắc đến tên một người, đó là Mã Tốc, người kế thừa được Gia Cát Lượng lựa chọn

Lưu Bị hỏi Gia Cát Lượng có đánh giá như nào về Mã Tốc, Gia Cát Lượng không ngần ngại đánh giá đệ tử của ông không thua kém Đại đô đốc Lục Tốn của Đông Ngô.

Lưu Bị nghe xong liền gằn giọng: “Không đúng! Ta thấy người này không lợi h.ại như vậy, không nên quá trọng dụng”. Gia Cát Lượng bất ngờ trước thái độ của Lưu Bị, dù không phản bác lại nhưng trong lòng vẫn dành niềm tin tuyệt đối cho vị đệ tử chân truyền.

Điển hình là trong chiến dịch ph.ạt Bắc lần thứ nhất, Gia Cát Lượng không tin dùng Ngụy Diên mà lại tin tưởng Mã Tốc, giao cho Mã Tốc trọng trách trấn thủ Nhai Đình, nơi trọng yếu và là bàn đạp giúp quân Thục dễ dàng tấn công lên phía Bắc.

Khi giao nhiệm vụ, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt nhắc nhớ Mã Tốc đóng quân ở đường lớn gần sông để giữ lấy nguồn nước, như vậy mới dễ dàng phòng thủ.

Mã Tốc tự cho mình là thông minh mà biến thành một gã ngốc, chỉ đọc nhiều binh pháp mà không biết vận dụng vào thực chiến. Khi đến Nhai Đình, Mã Tốc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng, không đóng quân ở nơi đường cài gần sông, mà mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án “Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre”.

Kết quả, Nhai Đình thất thủ, chiến dịch phạt Bắc thất bại. Gia Cát Lượng để ổn định lòng quân đành phải x.ử t.ử người kế nhiệm mình.