Mưu lược và tài năng, được ca ngợi là bậc anh hùng thời l.oạn như Tào Tháo, không khó để thu hút, lôi kéo mưu sĩ và võ tướng phò tá.Tuy nhiên, trong cuộc đời lẫy lừng của mình, Tào Tháo cũng phải nể s.ợ ba vị mưu sĩ này. Họ là những ai?
Trong bối cảnh quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ, chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Đồng thời, thời kỳ này còn sản sinh ra các nhân vật với trí tuệ thần thánh như Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý…; hay những danh tướng sở hữu võ công cái thế như Triệu Vân, Quan Vũ… tất cả cùng tạo nên một Tam Quốc khói lửa vừa hùng tráng vừa bi thương.
Trong số này, Tào Ngụy được coi là thế lực mạnh nổi trội hơn cả khi chiếm nhiều ưu thế. Tào Tháo chính là vị quân chủ đứng đầu tập đoàn ch.ính tr.ị này. Nổi tiếng đa mưu túc trí, Tào Tháo là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất trong Tam Quốc.
Mưu lược và tài năng, được ca ngợi là bậc anh hùng thời l.oạn như Tào Tháo, không khó để thu hút, lôi kéo mưu sĩ và võ tướng phò tá. Về mưu sĩ, Tào Tháo có Quách Gia – người được coi là bậc kỳ tài mưu lược không thua gì Gia Cát Lượng, Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ…
Về võ tướng, Tào Tháo cũng có trong tay nhiều người tài giỏi như Trương Liêu, Nhạc Tiến, Trương Cáp, Từ Hoảng, Điển Vi, Hứa Chử…
Tuy nhiên, trong cuộc đời lẫy lừng của mình, Tào Tháo cũng phải nể s.ợ ba vị mưu sĩ này. Họ là những ai?
Thứ nhất, Pháp Chính
Pháp Chính (176 – 220), tự Hiếu Trực, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị thời Tam Quốc. Ban đầu Pháp Chính vốn là thuộc hạ dưới trướng của Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu sĩ.
Ông đã hiến kế giúp Lưu Bị có được Ích Châu, đồng thời đưa ra liên hoàn kế để quân chủ của mình chiếm được Hán Trung. Pháp Chính trở thành mưu thần được Lưu Bị ưu ái nhất, thậm chí còn cao hơn cả Gia Cát Lượng.
Vai trò của Pháp Chính đối với thế lực của Lưu Bị cũng không hề thua kém Gia Cát Lượng, Quan Vũ và những người khác.
Trên thực tế, trong cuộc đời Pháp Chính có 2 công lớn nhất. Thứ nhất là giúp Lưu Bị thành công đánh đổ được Châu mục Ích Châu là Lưu Chương và chiếm được Ích Châu. Thứ hai, Pháp Chính hiến kế tấn công Hán Trung giúp Lưu Bị chiếm được Hán Trung, một địa điểm chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với tập đoàn của Lưu Bị.
Chiến thắng trận Hán Trung cho thấy nhãn quan ch.ính tr.ị về quân Tào Nguỵ cùng khả năng tính toán hơn người của Pháp Chính đã biến một bậc kỳ tài quân sự như Tào Tháo cũng phải chấp nhận thua cuộc.
Chính nhờ hai đóng góp to lớn trên của Pháp Chính đã giúp thế lực của Lưu Bị có được chỗ đứng vững chắc trong Tam Quốc, đồng thời cũng đặt nền móng ban đầu cho thế chân vạc sau này. Do đó, Pháp Chính thường được coi là vị quân sư hàng đầu dưới trường của Lưu Bị, không kém Gia Cát Lượng.
Trên thực tế, thất bại thảm h.ại trong trận Hán Trung khiến Tào Tháo thực sự kiêng dè, nể s.ợ vì tài thao lược của Pháp Chính. Thậm chí, Tào Tháo cũng không có ý định ᴄướᴘ lại Hán Trung hay Ích Châu khi Pháp Chính còn sống. Có thể nói Pháp Chính quả là “mưu chủ” của Lưu Bị, một nhân tài hiếm có trong Tam Quốc.
Trong Tam Quốc chí, sử gia Trần Thọ cũng từng nhận định tài năng quân sự của Pháp Chính có thể sánh với mưu sĩ Quách Gia của Tào Ngụy.
Thứ hai, Tuân Úc
Tuân Úc, biểu tự Văn Nhược, là một đại mưu sĩ và công thần trong chiến dịch thống nhất phương Bắc của Tào Tháo, được ca tụng là “Vương tá chi tài”. Tào Tháo rất coi trọng và gọi Tuân Úc là “Ngộ chi tử phòng”, coi Tuân Lệnh Quân như là Trương Lương giúp Hán Cao Tổ dựng nghiệp trước kia.
Tuân Úc là người trực tiếp quy hoạch, triển khai sơ đồ thống nhất phương Bắc và lộ trình quân sự cho Tào Tháo, nhiều lần chỉnh sửa phương án chiến lược mà được Tào Tháo khen thưởng, ví như việc “bỏ Lạc Dương đón Thiên Tử”.
Đồng thời Tuân Úc cũng nhiều lần sửa đổi các chiến lược của Tào Tháo và được vị quân chủ này đánh giá cao. Do đó, vai trò quan trọng của Tuân Úc trong giai đoạn gây dựng sự nghiệp của Tào Tháo và nhà Tào Ngụy là vô cùng lớn và không thể thay thế.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tào Tháo và Tuân Úc lại không phải quân hệ quân – thần hay chủ – tớ thông thường. Bởi thực tế Tuân Úc chưa bao giờ coi Tào Tháo là chủ công của mình và cũng không bao giờ coi mình là bề tôi của nhà Tào Ngụy.
Đối với Tuân Úc, chỉ có “thiên tử” của nhà Hán mới thực sự là hoàng đế. Nói cách khác, Tuân Úc chỉ trung thành với nhà Hán, không phải là với Tào Ngụy.
Có lẽ vì vậy mà Tào Tháo kiêng dè Tuân Úc nhiều hơn một chút. Đặc biệt, khi Tào Tháo muốn xưng Ngụy vương, Tuân Úc chính là người đầu tiên phản đối điều này.
Chính vì không cùng chí hướng nên Tào Tháo hiểu rằng, nếu Tuân Úc tồn tại một ngày thì con đường phía trước của Tào Tháo sẽ không hề dễ dàng. Vào năm 212, Tuân Úc qua đời đầy bí ẩn ở tuổi 50.
Cái ᴄʜếᴛ của Tuân Úc thực ra cho thấy hai nỗi lo. Thứ nhất, cái ᴄʜếᴛ của Tuân Úc phần nào cho thấy sự lo sợ trong lòng của Tào Tháo. Thứ hai, sự ra đi của Tuân Úc cho thấy ông là bề tôi của nhà Hán, không phải nhà Tào Ngụy.
Thứ ba, Tư Mã Ý
Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, là mưu sĩ, ch.ính tr.ị gia, nhà quân sự tài giỏi của nhà Tào Ngụy trong thời Tam Quốc.
Tư Mã Ý nổi tiếng là người đa mưu túc kế, giúp nhà Tào Ngụy giữ vững vị thế thời Tam quốc. Ông được coi là người có công trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi giúp Tào Ngụy phát triển kinh tế.
Về sau ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng, nắm lấy quyền lực. Đến khi cháu nội Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Ngụy xưng đế, lập ra nhà Tấn, Tư Mã Ý được truy tôn làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế.
Tư Mã Ý là con trai thứ của Tư Mã Phòng, một vị quan của nhà Đông Hán. Nghe danh tiếng về tài năng, Tào Tháo đã sớm nhiều lần sai người mời Tư Mã Ý gia nhập dưới trướng của mình. Theo Tấn thư, ban đầu Tư Mã Ý thấy vận quốc của nhà Hán suy yếu và cũng không thấy có động cơ để gia nhập phe Tào Tháo. Do đó, Tư Mã Ý đã viện cớ mình đang bị bệnh để từ chối các lời mời của Tào Tháo.
Khi đó Tào Tháo không tin nên đã phái người tới nhà Tư Mã Ý vào ban đêm để kiểm tra. Tư Mã Ý biết trước điều này nên nằm trong giường cả đêm không cử động.
Đến năm 208, sau khi trở thành Thừa tướng, Tào Tháo đã ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nếu lẩn tránh thì hãy bắt giữ. Do lo sợ có điều không hay sẽ xảy ra nên cuối cùng Tư Mã Ý cũng chấp nhận giữ chức Văn học duyện.
Trong giai đoạn này, Tào Tháo vốn giỏi nhìn người nên đã nhìn ra Tư Mã Ý nuôi hùng tâm tráng chí, lại phát hiện mưu sĩ này có tướng lang cố nên trong lòng luôn dè chừng, đề phòng. Thậm chí, khi còn sống, Tào Tháo cũng từng nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng, Tư Mã Ý nhất định không chịu làm kẻ bề tôi nên sau này chắc chắn sẽ can dự vào việc của Tào gia.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tào Phi và Tư Mã Ý lại rất tốt. Tư Mã Ý chính là một trong số những người ủng hộ Tào Phi lên kế vị. Chính vì vậy, Tào Phi rất tin tưởng Tư Mã Ý.
Hơn nữa, Tư Mã Ý cả đời ẩn nhẫn chờ thời, hết lòng phục vụ Tào gia nên cũng khiến người đa nghi như Tào Tháo tạm an tâm.
Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh khả năng nhìn người của Tào Tháo là đúng. Dù Tư Mã Ý ẩn nhẫn, im hơi lặng tiếng trong suốt thời kỳ trị vì của Tào Tháo và Tào Phi, nhưng trong thời gian Tào Duệ và Tào Phương nắm quyền, vị mưu sĩ này đã bộc lộ tham vọng ᴄʜɪếᴍ đᴏạᴛ ǫᴜʏềɴ ʟựᴄ.
Trên thực tế, lời căn dặn của Tào Tháo với con trai Tào Phi năm xưa đã phơi bày trọn vẹn nỗi s.ợ h.ãi, quan ngại của Tào Tháo về con người Tư Mã Ý. Đáng tiếc, trước khi qua đời, Tào Tháo dù luôn đề phòng nhưng lại không loại bỏ Tư Mã Ý. Cả đời túc trí đa mưu nhưng Tào Tháo lại vô tình để lại Tư Mã Ý, ‘mầm mống’ đᴇ ᴅọᴀ đến cơ nghiệp của Tào Ngụy sau này. Điều này quả thực là đáng tiếc.