Phương Thiên Họa Kích là một ʙɪɴʜ ᴋʜí có sức sáᴛ ᴛʜươɴɢ lớn, đòi hỏi thể trạng mạnh mẽ và kỹ năng rất cao từ người sử dụng.
Phương Thiên Họa Kích là một ʙɪɴʜ ᴋʜí có sức sáᴛ ᴛʜươɴɢ lớn từng xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Không giống với những ʙɪɴʜ ᴋʜí khác, Phương Thiên Họa Kích có nhiều phương pháp ᴛấɴ ᴄôɴɢ với tầm ảnh hưởng rộng, đòi hòi kỹ năng rất cao từ người sử dụng.
Hơn nữa, vì có trọng lượng tương đối nặng nên để nhấc được món thần binh này yêu cầu người sử dụng phải có một thể trạng mạnh mẽ để phát huy hết uy lực của nó. Vì vậy chủ nhân của Phương Thiên Họa Kích không nhiều, trong lịch sử chỉ có bốn người nổi tiếng nhất, ai ai cũng mạnh mẽ phi thường, ngay cả “thần tướng” Lữ Bố thời Tam Quốc cũng chỉ đứng thứ 2.
4. Lữ Phương
Lữ Phương hay Lã Phương là một nhân vật trong tiểu thuyết Thuỷ Hử của nhà văn Thi Nại Am. Ông xếp thứ 54 trong 108 anh hùng Lương Sơn và thứ 18 trong 72 vì sao Địa Sát.
Lữ Phương quê tại Đàm Châu (Hồ Nam ngày nay) có tài múa kích giống Lã Bố khi xưa nên người ta gọi là “Tiểu Ôn Hầu”. Lữ Phương vốn là nhà buôn thuốc, tuy nhiên trong một chuyến buôn bán ở Sơn Đông lại bị thua lỗ không có tiền về nhà nên đành ở lại núi Đối Ảnh làm cường đạo và nổi tiếng tại đây.
Quách Thịnh hay tin bèn đến núi Đối Ảnh so tài cùng với ông. Lữ Phương cùng với Quách Thịnh đ.ánh nhau trên 10 ngày mà vẫn ngang tài ngang sức.
Trong “Thủy Hử truyện” ghi chép rằng, ông là một thiếu niên tráng sĩ, từ nhỏ đã cực kỳ sùng bái Lữ Bố, vì vậy mà lựa chọn Phương Thiên Họa Kích làm ʙɪɴʜ ᴋʜí cho mình. Lữ Phương siêng năng khổ luyện, võ nghệ cao siêu.
3. Phương Kiệt
Phương Kiệt là một nhân vật hư cấu trong tác phẩm Hậu Thuỷ hử của tác giả Thi Nại Am. Ông là người Hấp Châu (An Huy ngày nay), là cháu đích tôn của Phương Hậu (chú Phương Lạp), do đó cũng là cháu của Phương Lạp.
Ông sử dụng Phương Thiên Họa Kích vô cùng khéo léo. Khi đối đầu với quân Lương Sơn, Phương Kiệt vừa xông trận đã ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Tần Minh, sau đó cùng lúc đối đầu với bốn tướng Hoa Vinh, Quan Thắng, Lý Ứng và Chu Đồng, không ngờ bị Sài Tiến phục kích đ.âm trúng một thương, cùng với đó Yến Thanh từ phía sau lao đến đưa một đường đ.ao mới có thể đoạt mạng Phương Kiệt.
2. Lữ Bố
Lữ Bố tự Phụng Tiên, là một viên tướng lĩnh nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Do có công ᴅɪệᴛ ᴛʀừ gian thần Đổng Trác, ông được Hán Hiến Đế phong tước Ôn hầu, nên còn được gọi là Lữ Ôn hầu, ban giả tiết, nghi trượng ngang hàng Tam công.
Sau này Lữ Bố đã tham gia cuộc chiến quân phiệt, tranh chấp với các thế lực chư hầu lân cận như Lý Thôi-Quách Dĩ, Tào Tháo, Lưu Bị, Viên Thuật, nhưng cuối cùng bị thất bại.
Lữ Bố nổi tiếng võ nghệ dũng mãnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Ông có một con ngựa chiến đặc biệt, thường được gọi là Xích Thố nên người thời đó có câu “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố).
Ông một đời anh dũng thiện chiến, từng một mình tiếp chiến 3 huynh đệ Lưu – Quan – Trương, tả xung hữu đột trước 6 mãnh tướng tróng cuộc chiến với Tào Tháo, đủ để thấy Phương Thiên Họa Kích trong tay Lữ Bố phát huy được uy lực lớn nhường nào.
1. Tiết Nhân Quý
Tiết Nhân Quý tự Nhân Quý (còn đọc là Nhơn Quý), là một danh tướng thời nhà Đường, phục vụ qua 2 triều vua Đường Thái Tông và Đường Cao Tông.
Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hoá phim ảnh và kinh kịch. Ông là người Giáng Châu, Long Môn, xuất thân trong một gia đình thế tộc ở Hà Đông, thuộc dòng dõi tướng lĩnh thời Bắc Ngụy là Tiết An Đô.
Hình tượng Tiết Nhân Quý mặc bạch giáp tay cầm thiên hỏa kích và cưỡi ngựa trắng là hình tượng theo Tiết Nhân Quý và người đời theo suốt cuộc đời viễn chinh giúp triều Đường đi đến thái bình trong nhiều thập kỉ.
Ông từng đơn thương độc mã xông vào vòng vây của Cao Câu Lý cứu bộ tướng, bình đinh Tây Đột Quyết, đ.ánh bại bộ lạc Khiết Đan, chiến công lẫy lừng. Cũng với sự mạnh mẽ vô song, Tiết Nhân Quý được mọi người tôn kính xưng là chiến thần.
Hoa Vũ (Theo Sohu)