Một người vốn dĩ là khách đến nương nhờ chủ, nay quay ra lật lọng chơi xỏ, ᴄướᴘ nhà đuổi chủ ra ngoài, vậy mà chủ nhà đó là quay lại xin nương nhờ kẻ vừa “cắn” mình, làm ra việc này có phải Lưu Bị đã quá hồ đồ hay ẩn chứa mưu mô?

Thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc đầy hỗn l.o.ạ.n với các cuộc giao tranh giữa các thế lực Nguỵ – Thục – Ngô. Bên cạnh các cuộc chiến đẫm m.á.u này còn có rất nhiều sự kiện tranh ᴄướᴘ giành quyền thống trị trên các vùng đất màu mỡ.

Khi ấy các tập đoàn quân phiệt liên tục đấu đá nhau, xã hội rối ren bất ổn, hiện tượng tranh ᴄướᴘ nhiều quá hoá quen. Tiêu biểu nhất là sự kiện Lã Bố chơi xỏ Lưu Bị. Nhân lúc Lưu Bị giao chiến với Viên Thuật, Lã Bố đã ᴄướᴘ lấy địa bàn của Lưu Bị, lên làm bá chủ Từ Châu.

Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (160 – 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên (Tinh Châu) là một danh tướng thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Người đời biết tới Lã Bố chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19 và được mệnh danh là “chiến thần”. Phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu…

Năm 196, Tào Tháo é.p vua dời đô tới Hứa Xương. Hán Hiến Đế phong cho Tào Tháo chức Tư không, vinh quang không ai sánh bằng.

Đào Khiêm ở Từ Châu ɢâʏ ᴛʜù ᴄʜᴜốᴄ ᴏáɴ với Tào Tháo, thế nên Tào Tháo muốn ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Đào Khiêm. Đào Khiêm bị é.p tới bước đường cùng, nên đã mời Lưu Bị lên quản lý Từ Châu, giúp mình chống lại Tào Tháo. Vậy là Lưu Bị vững chân, kiểm soát Từ Châu.

Sau khi Lưu Bị nắm được Từ Châu, cuối cùng cũng có khả năng khiêu chiến các chư hầu, nên đã bắt đầu tranh bá thiên hạ cùng các nhóm quân phiệt khác.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau khi Lưu Bị tiếp quản Từ Châu, nhận chức Từ Châu mục thay cho Đào Khiêm. Năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện Châu, đến nương nhờ Lưu Bị.

Mọi người khuyên Lưu Bị không nên cho Lã Bố nương nhờ. Tuy nhiên, dù biết Lã Bố là người hay ph.ả.n trắc, nhưng Lưu Bị cũng không phải là người không biết đạo nghĩa bởi trước đó nếu không có Lã Bố đánh úp Duyện Châu của Tào Tháo thì Từ Châu chưa chắc đã được bình yên. Bây giờ Lã Bố thất thế nương nhờ, nếu họ Lưu không giúp thì không đúng với đạo nghĩa…

Cuối cùng Lưu Bị đã thu nhận Lã Bố, cho ông ta đóng quân ở Tiểu Bái. Cũng nhờ đó mà thế lực của Lưu Bị nhanh chóng bành trướng, ông nảy lên ý định quần hùng khởi nghĩa.

Biết Lưu Bị và Lã Bố nếu liên minh với nhau sẽ khó khống chế, nên Tào Tháo rất lo lắng. Để chia rẽ Lã Bố và Lưu Bị, Tào Tháo bèn dùng kế xua hổ nuốt sói, dùng chiếu chỉ của vua lệnh cho Lưu Bị xuống phía Nam đánh Viên Thuật. Lưu Bị cũng muốn nhân cơ hội này mở rộng thế lực, thế nên đã khai chiến với họ Viên.

Nhưng khi Lưu Bị và Viên Thuật giao chiến, Lã Bố thừa cơ đánh úp Hạ Bì, b.ắ.t vợ Lưu Bị làm t.ù binh, ᴄướᴘ đi địa bàn của Lưu Bị. Lưu Bị bất lực, đành nương thân ở Tiểu Bái, phụ thuộc vào Lã Bố. Cứ thế, Lưu Bị dẫn sói vào nhà, bị Lã Bố ᴄướᴘ địa bàn, mất đi Từ Châu, thành kẻ không nơi nương tựa.

Lã Bố lật lọng ᴄướᴘ đất của mình, tại sao Lưu Bị vẫn chọn đầu hàng, đi theo Lã Bố?

Một người vốn dĩ là khách đến nương nhờ chủ, nay quay ra lật lọng chơi xỏ, ᴄướᴘ nhà đuổi chủ ra ngoài, vậy mà chủ nhà đó là quay lại xin nương nhờ kẻ vừa “cắn” mình, làm ra việc này có phải Lưu Bị đã quá hồ đồ?

Xét trong hoàn cảnh khi đó, chúng ta sẽ thấy đây lại là sự khôn ngoan của Lưu Bị.

Thứ nhất, do tình thế bức bách, lực lượng lại quá yếu, không có khả năng kháng cự được Viên Thuật và Lã Bố, không còn cách nào khác nên Lưu Bị đành phải quay về Từ châu hàng Lã Bố.

Trong bối cảnh đang bị hai thế lực cùng vây đánh, không có khả năng kháng cự thì chỉ còn cách cuối cùng là vứt bỏ thể diện, chấp nhận đầu hàng để bảo toàn tính mạng rồi tính tiếp.

Thứ hai, Lưu Bị tình nguyện chấp nhận kết quả này vì ông không muốn Viên Thuật sẽ vào Từ Châu. Thực lực và tầm ảnh hưởng của Viên Thuật vượt xa Lã Bố, chính bởi thế nên khả năng ᴄướᴘ lại Từ Châu từ tay Lã Bố đương nhiên sẽ cao hơn so với việc phải ᴄướᴘ từ tay Viên Thuật.

Viên Thuật một lòng muốn tranh đoạt Từ Châu mà lúc này Lã Bố lại làm chủ Từ Châu, mâu thuẫn tự nhiên sẽ di chuyển từ vị trí của Lưu Bị sang Lã Bố.

Và điều quan trọng nhất là, Lưu Bị nhìn thấu thủ đoạn của các thế lực phe phái ở Từ Châu. Ông hi vọng Từ Châu có thể nhanh chóng kết thúc chiến loạn nên mới không muốn để Viên Thuật nhân cơ hội này mà tiến vào mảnh đất chiến lược mà bản thân ông đang muốn lấy lại.

Bởi lẽ trước đó không lâu, Tào Tháo, Trương Mạc, Viên Thiệu, Tang Hồng, Lã Bố đều đã quần nát mảnh đất này. Nếu Lưu Bị, Lã Bố và Viên Thuật lại một lần nữa tranh đoạt, Từ Châu không biết sẽ còn loạn đến mức nào.

Hình ảnh Viên Thuật trên phim.

Việc Lã Bố ᴄướᴘ được Từ Châu, Lưu Bị nương nhờ Lã Bố quả thật đã khiến Viên Thuật vô cùng phiền muộn. Viên Thuật vốn định ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ luôn Lưu Bị nhân lúc Lưu Bị còn chưa vững chân, ᴄướᴘ lấy Từ Châu để quần hùng khởi nghĩa. Không ngờ Viên Thuật bỏ ra bao công sức, lại để Lã Bố hưởng hết.

Lã Bố khó đối phó hơn cả Lưu Bị, vả lại còn thu nạp cả Lưu Bị, thế nên Viên Thuật chỉ có thể lo lắng suông, tức lắm nhưng lại chẳng thể làm gì. Trong cuộc tranh ᴄướᴘ này, Lã Bố trở thành kẻ thắng chung cuộc, Lưu Bị và Viên Thuật lỗ lớn.

Tất nhiên, với hành vi lật lọng của mình, Lã Bố cũng đã để lại mầm tai hoạ cho sự ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ của chính mình. Về sau Lã Bố bị Tào Tháo bắt làm t.ù binh, Lã Bố muốn xin Lưu Bị nói giúp mình, Lưu Bị hết sức hớn hở đưa ra lựa chọn phương án mượn gió bẻ măng, kết quả Lã Bố chịu cảnh rơi đầu.