Nhân vật này năng lực không hề thua kém Gia Cát Lượng, thậm chí còn tinh thông kỳ môn độn giáp từng trốn thoát được sự đuổi ɢɪếᴛ của Tào Tháo và Tôn Sách.

Thời Tam Quốc sở hữu rất nhiều danh tướng và nhân tài xuất chúng. Đến đây, hẳn rằng nhiều người sẽ nhớ đến Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý hay Chu Du,… những người này đều là bậc kỳ tài về chiến thuật.

Thế nhưng đây chỉ là những người đã “xuống núi” lộ diện và thể hiện tài năng với thiên hạ, được lưu danh muôn thuở. Thật ra, Tam Quốc vẫn còn rất nhiều kỳ tài ẩn mình, chỉ là họ không màng đến thế sự và danh vọng mà thôi.

Hình ảnh nhân vật Bàng Thống, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng trên phim. Ảnh: Sohu

Gia Cát Lượng ban đầu cũng là mưu sĩ ẩn mình trên núi, cuối cùng vì sự nhiệt tình của Lưu Bị đánh bại nên đã xuất thân phò tá. Có thể thấy, Gia Cát Lượng quyết định từ bỏ cuộc sống ẩn cư nhàn hạ là vì đã tìm được một quân chủ biết công nhận tài năng của mình.

Đương nhiên, kẻ tài giỏi chưa tìm được chỗ để tỏa sáng thì sẽ chọn cách ẩn mình trong giang hồ rộng lớn. Thời Tam Quốc có một người như vậy. Đó chính là Tả Từ, có năng lực không hề kém cạnh Gia Cát Lượng.

Theo nhiều tư liệu lịch sử, Tả Từ là một đạo sĩ Lão giáo (hay còn gọi là Tiên Đạo), tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu là Ô Giác Tiên sinh, người Lư Giang, nay là Tiềm Sơn (An Huy).

Tả Từ là một học sĩ có tiền đồ xán lạn thời niên thiếu, nhưng vì ảnh hưởng bởi chiến l.o.ạ.n, ông đã chọn cách “bế quan tu luyện”, trở thành cao nhân am hiểu thiên văn tinh tượng và kỳ môn độn giáp. Dân gian còn cho rằng ông là người có “bán tiên thể”, tiên nhân hạ phàm.

Tả Từ là một đạo sĩ Lão giáo (hay còn gọi là Tiên Đạo), tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu là Ô Giác Tiên sinh, người Lư Giang, nay là Tiềm Sơn (An Huy). Ảnh: Sohu

Tả Từ tu trên đỉnh núi Thiên Trụ, luyện tập nội đan thuật và nuôi dưỡng tinh khí bằng khí công và tập luyện Phòng trung thuật, một phương pháp luyện khí công của Đạo giáo. Nhiều người nói rằng ông có thể sống mà không cần ăn trong một thời gian dài. Tả Từ cũng học Tứ thư Ngũ kinh và Chiêm tinh học.

Dân gian còn đồn rằng ông có thể sai khiến q.u.ỷ thần, biến ra loại thức ăn mình muốn. Tuy nhiên, những truyền kỳ này chỉ được truyền miệng trong dân gian, chứ không có minh chứng xác thực.

Tào Tháo từng mời Tả Từ đến buổi tiệc của mình. Sau đó, Tả Từ đã biểu diễn màn biến ra thức ăn từ hư không, khiến Tào Tháo vô cùng kinh ngạc. Thế nhưng sau đó, Tào Tháo phát hiện các loại thực phẩm được người dân bày bán ở chợ biến mất một cách vô cớ nên ông đã cho rằng Tả Từ mưu mô l.ừ.a lọc sử dụng thủ thuật tinh vi để che mắt người, thế là đã hạ lệnh ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Tả Từ.

Không ngờ rằng Tả Từ vận dụng thuật kỳ môn độn giáp đến thành thục, trốn tránh thành công sự truy bắt của Tào Tháo. Theo đó, Tả Từ đã biến mình thành một con dê, ẩn nấp trong bầy dê, khiến đám binh sĩ từ bỏ việc đuổi ɢɪếᴛ.

Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim. Ảnh: Sohu

Thật ra còn một nguyên nhân khiến Tào Tháo muốn ɢɪếᴛ Tả Từ nữa là vì cái nghề thuật sĩ luôn bị xem thường vào thời bấy giờ, thậm chí còn bị coi là nhóm người đê tiện. Sau khi thấy Tả Từ biến ra nhiều thức ăn trên bàn, Tào Tháo đã nhận ra Tả Từ chính là thuật sĩ, thế là nổi giận hạ lệnh ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.

Khoảng trước năm 200, lãnh chúa Đông Ngô là Tôn Sách, một người theo chủ trương Khổng giáo, muốn ɢɪếᴛ Tả Từ và cưỡi ngựa truy s.á.t ông. Tả Từ chỉ đi bộ, vẫn trốn thoát được bằng cách đi chậm thong thả. Tôn Sách đã phát hiện Tả Từ thật sự biết những loại pháp thuật kỳ quái, đ.a.o k.i.ế.m không thể xuyên vào người. Về sau, Tôn Sách không còn dám xem thường thuật sĩ.

Mặc dù vậy, Tả Từ luôn phải chịu sự bức bách của các chư hầu, từ đó sinh lòng thất vọng. Cuối cùng, ông quyết định ẩn mình trong gi.a.n.g h.ồ, không lộ diện, sống đến 133 tuổi mới nhắm mắt xuôi tay.