Cũng là anh em “vào sinh ra t.ử” trong Ngũ hổ tướng của tập đoàn Thục Hán, nhưng đối với Quan Vũ, chỉ có hai người này mới xứng tầm với ông.

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nói rằng Lưu Bị sau khi lên ngôi vào năm 219 đã lấy hiệu là Hán Trung Vương, sắc phong 5 vị dũng tướng – gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung – là Ngũ Hổ Tướng. Trong số này, Quan Vũ chính là võ tướng đứng đầu.

Ngũ hổ tướng của Thục Hán nổi danh Tam Quốc.

Sinh thời, Quan Vũ nổi tiếng tài giỏi, võ lực địch vạn người, hổ thần một thời, trung nghĩa bậc nhất, nhưng lại mắc phải một nhược điểm ch.í m.ạng. Đó chính là tính tình kiêu ngạo, luôn tự coi mình là người quan trọng nhất.

Trong tập đoàn Thục Hán, Gia Cát Lượng là người hiểu rõ Quan Vũ nhất. Vì thế, khi Lưu Bị phong “Ngũ hổ tướng”, Gia Cát Lượng đã cố ý sắp xếp, bởi ông biết Quan Vũ rất quan tâm đến thể diện. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, dù được xếp đứng đầu, nhưng khi hay tin lão tướng Hoàng Trung cũng ở trong Ngũ hổ tướng, Quan Vũ vẫn cảm thấy khó chịu.

Nhược điểm lớn nhất của Quan Vũ chính là quá kiêu ngạo.

Quan Vũ ʙấᴛ ᴍãɴ nói: “Đại trượng phu làm sao có thể ngang hàng với một tên lính già?“.

Chính câu nói này cho thấy Quan Vũ thực sự coi thường Hoàng Trung.

Vì sao Quan Vũ xem thường Hoàng Trung?

Thoạt đầu, nhiều người cho rằng Quan Vũ coi thường Hoàng Trung vì quá già. Tuy nhiên, thực tế còn có 2 lý do khác.

Thứ nhất, Hoàng Trung là tướng đ.ịch quy hàng Thục Hán

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hoàng Trung được miêu tả là lão tướng nhưng có sức địch muôn người, từng lập nhiều công lao cho Lưu Bị và Thục Hán.

Ban đầu, Hoàng Trung từng làm Trung lang tướng, phục vụ dưới trướng của Lưu Biểu. Sau khi Lưu Biểu ᴄʜếᴛ, con trai là Lưu Tông đã đầu hàng và dâng Kinh Châu cho Tào Tháo. Hoàng Trung tiếp tục giữ chức trách cũ.

Đến khi Chu Du đ.ánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích (năm 208), Lưu Bị đã đem quân để lấy Kinh Châu. Cũng từ đây, Hoàng Trung quy phục Lưu Bị. Chính bởi quá khứ này mà Quan Vũ ngay từ đầu đã không có ấn tượng tốt về Hoàng Trung.

Hoàng Trung là vị tướng có tài, từng lập nhiều công lao cho Thục Hán.

Thứ hai, Hoàng Trung không lập được công lớn?

Sau khi Hoàng Trung về đầu quân cho Lưu Bị, Quan Vũ cùng vị tướng này có lần đối đầu nhau. Nhưng Quan Vũ từng chủ động tha ᴄʜếᴛ cho Hoàng Trung. Trong một dịp khác, lão tướng này cũng từng b.ắn một mũi tên trúng vào chỏm mũ của Quan Vũ. Hai người gi.ao ch.iến tính ra là không phân thắng bại.

Đối với Quan Vũ, một vị tướng thực thụ ngoài võ nghệ thì khả năng chỉ huy trên chiến trận có vai trò rất lớn.

Tuy nhiên, vào năm 219, ngay cả khi “lão tướng” Hoàng Trung ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ tướng Tào là Hạ Hầu Uyên trên trận chiến ở núi Định Quân, thì ấn tượng của Quan Vũ về vị tướng này vẫn không thay đổi vì cho rằng Lưu Bị mới là người chỉ huy. Đối với Quan Vũ, thành tích của Hoàng Trung không có gì nổi bật cả.

Dù từng gi.ao ch.iến không phân thắng bại nhưng Quan Vũ vẫn xem nhẹ Hoàng Trung, bởi nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự khác biệt về năng lực, tuổi tác cũng như địa vị.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, lý lẽ mà Quan Vũ đưa ra là Hoàng Trung chỉ là một tên lính già, không thể thân thiết với ông như Trương Phi hay Triệu Vân, càng không có xuất thân thế gia như Mã Siêu. Vì vậy, Quan Vũ cho rằng Hoàng Trung không xứng đứng cùng hàng trong Ngũ hổ tướng.

Vậy, Quan Vũ có coi thường Mã Siêu không?

Khác với Hoàng Trung, Quan Vũ từng công nhận về xuất thân thế gia của Mã Siêu. Về võ lực, dù từng viết thư kh.iêu ch.iến với Mã Siêu khi hay tin mãnh tướng này từng gi.ao tr.anh với Trương Phi, nhưng rốt cục cuộc tỷ thí để phân tài cao thấp đã không diễn ra. Điều này nhờ có Gia Cát Lượng khéo dàn xếp, viết thư an ủi Quan Vũ, tránh khiến Lưu Bị rơi vào thế khó xử.

Quan Vũ từng công nhận về xuất thân thế gia của Mã Siêu.

Ngoài ra, chiến tích của Mã Siêu từng khiến Tào Tháo phải cởi áo, c.ắt râu để chạy chốn ở bờ sông Vị Hà cũng cho thấy võ lực hơn người của vị tướng này.

Tuy nhiên, thứ khiến Quan Vũ xem thường Mã Siêu lại chính là ở thái độ làm người của vị tướng họ Mã.

Mặc dù từng được Tào Tháo ví như Lã Bố tái thế, vô cùng dũng mãnh trên chiến trường, nhưng Mã Siêu lại chịu tiếng xấu là bội bạc, sẵn sàng đưa những người thân của mình vào chỗ ᴄʜếᴛ.

Quan Vũ coi trọng ai?

Quan Vũ coi trọng Triệu Vân bởi tài năng cùng những phẩm chất hiếm có của ông.

Trong Ngũ hổ tướng, ngoài nghĩa đệ Trương Phi, Quan Vũ rất coi trọng một người. Đó chính là Triệu Vân.

Tại sao những mãnh tướng tiên phong như Hoàng Trung, Mã Siêu thì bị Quan Vũ xem nhẹ, trong khi đó lại coi trọng Triệu Vân?

Triệu Vân nổi tiếng với võ nghệ, tài năng cùng sự dũng mãnh hơn người thời Tam Quốc. Ông từng không ít lần lập chiến tích, đỉnh cao là từng một mình ph.á vòng vây của quân Tào để c.ứu A Đẩu (con trai của Lưu Bị) trong trận Trường Bản.

Ngoài ra, Triệu Vân còn được người đương thời ca ngợi là võ tướng hoàn mỹ nhất Tam Quốc khi không chỉ văn võ song toàn, trung nghĩa mà còn có nhiều phẩm chất đáng quý của bậc quân tử.

Vì những lý do trên, việc Quan Vũ coi trọng Triệu Vân có lẽ là điều hợp tình, hợp lý.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Toutiao