Vị tướng được Tào Tháo vô cùng trọng dụng vì mưu trí, dũng mãnh nhưng cuối cùng lĩnh cái chết thảm khốc vì trúng kế Gia Cát Lượng, bị phục kích giết chết.

Gia Cát Lượng là quân sư đa mưu túc trí bậc nhất thời Tam Quốc. Ảnh KK News.

Theo 765news, vị tướng này là Trương Cáp (167-231). Ông là một danh tướng của Tào Ngụy và là một trong 5 đại tướng của được Táo Tháo vô cùng trọng dụng, yêu thích.

Mặc dù mưu trí, dũng mãnh, văn võ song toàn, nhưng trong giai đoạn đầu cầm quân tranh hùng với thiên hạ, Trương Cáp lại không phát huy được hết khả năng của mình, không quá nổi bật, lý do là vì viên tướng này đã theo nhầm chủ.

Ban đầu, Trương Cáp là tướng dưới trướng của Viên Thiệu. Lúc này, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và hiến kế cho Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe. Đã thế, Viên Thiệu còn nghe lời dèm pha nói xấu Trương Cáp của các các tướng lĩnh khác như Quách Đồ. Theo đó, Viên Thiệu vốn thiếu quyểt đoán tin lời Quách Đồ nên có ý hại Trương Cáp.

Biết được điều này, Trương Cáp đã chạy sang phe Tào Tháo. Tào Tháo có được Trương Cáp mừng rỡ, phong cho Trương Cáp làm Thiên tướng quân, phong tước Đô Đình hầu.

Hình ảnh Trương Cáp trên màn ảnh Trung Quốc. Ảnh KK News.

Trương Cáp võ nghệ tuyệt đỉnh, trong trận Quan Độ, ông giao đấu với Trương Liêu – một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy 50 hiệp bất phân thắng bại, vốn đã khiến Tào Tháo rất tán thưởng rồi. Tào Tháo nổi tiếng là người chú trọng chiêu mộ nhân tài, khi đó đã rất muốn có được Trương Cáp, chỉ không ngờ Viên Thiệu có trong tay “bảo vật” nhưng lại không biết quý trọng nên đã biếu không cho ông ta.

Khi sang phe Tào Tháo, Trương Cáp được trọng dụng, được trao quyền binh trong tay, theo Tào Tháo đánh đông dẹp bắc lập được rất nhiều chiến công.

Trong trận Hán Trung, Hạ Hầu Uyên bỏ mạng trên chiến trường vì khinh địch, lúc này ba quân không còn thống soái, Tư mã của Hạ Hầu Uyên là Quách Hoài liền nói rằng: “Trương tướng quân là danh tướng quốc gia, Lưu Bị phải kiêng sợ; hôm nay việc nguy cấp, ngoài Trương tướng quân chẳng ai có thể vỗ yên được rồi bèn suy tôn Cáp lên làm thống soái. Trương Cáp nhận nhiệm vụ lúc nguy cấp, ém binh giữ yên trận địa.

Hình ảnh Trương Cáp trên màn ảnh Trung Quốc. Ảnh KK News.

Còn Lưu Bị nghe tin Trương Cáp làm thống soái sau khi Hạ Hầu Uyên bỏ mạng, vốn đã biết khả năng cầm quân chinh chiến của Trương Cáp nên cảm thấy rất lo lắng, bởi vì ông sợ Trương Cáp chứ không sợ Hạ Hầu Uyên.

Khi đó, Lưu Bị được cho là nói với quân mình rằng: “Cần giết chết Trương Cáp, giết Hạ Hầu Uyên cũng vô dụng thôi”.

Sau này, khi Gia Cát Lương tiến hành Bắc phạt đánh Tào Ngụy, các danh tướng của Ngụy và Thục Hán vốn đã ngã xuống gần hết, Trương Cáp gần như trở thành “bất khả chiến bại”. Lúc đó người duy nhất có thể đọ sức ngang ngửa với Trương Cáp là Ngụy Diên, Trương Cáp vì thế càng thêm kiêu ngạo, không để Trương Bào, Quan Hưng là những tướng trẻ thế hệ thứ 2 của Thục Hán vào mắt.

Tuy nhiên, trong lần Bắc phạt thứ 4 của Gia Cát Lượng, Trương Cáp đã bỏ mạng vì kiêu ngạo, coi thường Gia Cát Lượng. Theo đó, khi Gia Cát Lượng phải lui binh, Trương Cáp nhất quyết đuổi theo, Tư Mã Ý cản không được. Cuối cùng, Gia Cát Lượng có bố trí mai phục, Trương Cáp bị bắn chết ở đường Mộc Môn.

Theo 765news, thực tế, Trương Cáp đã bỏ mạng vì mắc một sai lầm chết người, đó là coi thường Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng nổi tiếng lắm mưu nhiều kế, một khi rút quân chắc chắn đã bố trí mai phục ổn thỏa, đến Tư Mã Ý còn phải kiêng dè không dám đuổi, Trương Cáp khi đó lại quá kiêu ngạo mà truy kích nên phải chết cũng là điều dễ hiểu.

Một số ghi chép khác cũng viết rằng, Trương Cáp lúc đó là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên không đuổi theo Gia Cát Lượng, nhưng Tư Mã Ý hoặc chủ quan hoặc vì ghét Trương Cáp nên cố ý mượn tay quân Thục hại đại tướng cuối cùng lập nên nhà Ngụy nên ép Trương Cáp đuổi theo Gia Cát Lượng. Trương Cáp bất đắc dĩ phải tiến binh. Cuối cùng, quân Thục bố trí mai phục trên núi cao, cung nỏ bắn loạn xạ, Trương Cáp bị trúng tên bỏ mạng.