Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “ba viên phó tướng không bằng một Gia Cát Lượng” khi nói đến tài năng vô địch của Khổng Minh. Thế nhưng tài năng quân sự của Gia Cát Lượng từ đâu mà có? Đó là tài năng trời ban hay được rèn luyện thực tế? 

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà ch.ính tr.ị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô ch.ống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Tuy nhiên, năm chiến dịch đ.ánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng ông bị bệnh m.ất trong doanh trại.

Để nói về tài năng của Khổng Minh, Sohu phân tích để thấy một vị chỉ huy cần có tố chất gì.

BÀN VỀ TÀI NĂNG CỦA GIA CÁT LƯỢNG

Tài cầm quân của Gia Cát Lượng vốn đã được bàn luận vô số lần nhưng ở đây chúng ta sẽ phân tích từ một góc độ mới – cách tiếp cận ʙɪɴʜ ᴘʜáᴘ.

Điều đầu tiên cần làm rõ chính là tài năng của Gia Cát Lượng được hình thành bởi quá trình học tập lâu dài, mà khởi điểm là năm 194, khi ông được đi học ở “trường quân sự” ở tuổi 14.

Khi đó, hai anh em Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân được người cha Gia Cát Huyền giới thiệu đã đến “Học Nghiệp Đường” – một trường học chuyên đào tạo tướng cầm quân của Lưu Biểu ở Kinh Châu. Anh em nhà Gia Cát luôn học tập cần mẫn kể cả khi người cha Gia Cát Huyền được điều đi nơi xa làm Thái Thú.

Đất Kinh Châu thời Tam Quốc là trung tâm chiến lực, giao thông thuận tiện nên khi ở đây, Gia Cát Lượng không chỉ đi học trong trường mà còn quen biết thêm nhiều danh sĩ, đi du ngoạn nhiều nơi. Có thể nói tài năng của Gia Cát Lượng khi đi học đã vượt qua đại đa số thầy trò ở “Học Nghiệp Đường”. Ngôi trường đặc biệt này khiến Gia Cát Lượng “như hổ mọc thêm cánh”.

Một điều đáng chú ý là tuy khi về Long Trung, Gia Cát Lượng lấy tiếng ở ẩn nhưng sự thật lại là “tay không rời sách ʙɪɴʜ ᴘʜáᴘ, tú tài không ra khỏi cửa nhưng hiểu hết việc thiên hạ”.

Ông thường tự so sánh bản thân với danh sĩ Chiến Quốc là Quản Trọng và Nhạc Nghị, thậm chí phê bình mưu lược đời trước khiến nhiều người cùng thời khi ấy nhận xét “Khổng Minh kiêu ngạo”. Thế nhưng chính sự “kiêu ngạo” này khiến Gia Cát Lượng trở nên nổi tiếng, để sau này có sự tích “Lưu Bị ba lần đến lều cỏ”.

GIA CÁT LƯỢNG CÓ PHẢI THIÊN TÀI CẦM QUÂN KHÔNG?

Nhiều danh tướng Trung Quốc đời sau cho rằng đáp án là: Không!

Có thể hiểu rằng Gia Cát Lượng chưa bao giờ là vị tướng cầm quân xông pha mặt tr.ận mà là một quân sư, người đưa ra ý kiến chiến lược. Mẫu người như Gia Cát Lượng được sách ʙɪɴʜ ᴘʜáᴘ coi là nhà ch.ính tr.ị, nhà chiến lược.

Đọc “Tam Quốc” nhiều lần, ta sẽ thấy những thắng lợi mà Gia Cát Lượng có mặt phần nhiều đều có h.ỏa công và quan trọng hơn sự tham gia của nhiều chỉ huy danh tiếng cùng thời khác.

Những lần “Bắc Ph.ạt’’ đ.ánh quân Ngụy do Gia Cát Lượng trực tiếp chỉ huy (cầm quân) đều không phải những trận ch.iến đạt thắng lợi cuối cùng, tuy được đời sau ghi nhớ nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối.

Khi xem xét cuộc đời Gia Cát Lượng, bên cạnh đạo đức cao thượng và m.ưu trí hơn người, ta còn cần thấy được bối cảnh thời đại cũng như giới hạn nhận thức của bản thân ông.

Trong ᴛʜấᴛ ʙạɪ lớn của Thục Hán là mất Kinh Châu và mất Nhai Đình, mặc dù những nhân vật chịu trách nhiệm trực tiếp là Quan Vũ và Mã Tốc nhưng căn nguyên là ở việc dùng người. Quan Vũ nghĩa khí nhưng kiêu ngạo lại được giao giữ Kinh Châu; Mã Tốc là thư sinh, lại bị Lưu Bị nhận xét là mọt sách nhưng được thủ Nhai Đình. Việc dùng hai người này đều là ví dụ cho cảm tình cá nhân ảnh hưởng đến hành quân đ.ánh tr.ận.

Phân tích sâu hơn, có thể thấy việc quản lý quân đội khi là quân sư của Gia Cát Lượng cũng có vấn đề. Bản thân Gia Cát Lượng có rất ít kinh nghiệm thực tế trong quân ngũ, dẫn đến khi được giao thống lĩnh toàn quân thì lo hết mọi việc to nhỏ, không tập trung bồi dưỡng thế hệ sau.

Sau khi ông ǫᴜᴀ đờɪ, Thục Hán rơi vào tình cảnh “trong Thục không có đại tướng, Liêu Hóa (tướng già) phải làm tiên phong”.

Ảnh minh họa Trận Xích Bích.

Cuối cùng, ta cần xét đến khả năng vận dụng học vấn vào thực tế của Khổng Minh. Kình đ.ịch của ông, quyền thần nước Ngụy là Tư Mã Ý từng nhận xét: “Lượng có chí lớn mà không nắm được thời cơ, nhiều m.ưu nhưng thiếu quyết đoán, ham việc quân nhưng ít quyền, tuy nắm 10 vạn quân nhưng đã rơi vào m.ưu tính của ta, nhất định bị thua”.

Từ lời phê bình của đ.ối th.ủ này, có thể thấy Gia Cát Lượng mặc dù nắm vững ʙɪɴʜ ᴘʜáᴘ nhưng lại không vận dụng tốt trong thực tế chiến trường. Trong chiến dịch lớn ông lại thường quá cẩn thận khiến cho nhiều cơ hội quý bị bỏ lỡ. “Gia Cát một đời cẩn thận” vừa là lời khen ngợi nhưng cũng là ᴘʜê ᴘʜáɴ sự thiếu quyết đoán của ông.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Gia Cát Lượng có trí thông minh tuyệt đỉnh, thế nhưng khi lên chỉ huy toàn quân thì không còn khả năng học tập trau dồi, những lần đ.ánh lớn đều theo cách cũ.

Ông tận tụy đến cùng vì sự nghiệp khiến đời sau kính trọng nhưng vì sᴀɪ ʟầᴍ bản thân mà đến cuối cùng không hoàn thành việc lớn cũng là điều đáng để suy ngẫm.