Chắc chẳng ai như Tôn Thượng Hương, vì muốn thử tài phu quân, thế nên ngay trong đêm tân hôn, người này đã é.p Lưu Bị đấu ᴋɪếᴍ với mình.
Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền là ba thế lực lớn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ba người đều sở hữu một đặc điểm chung của những người lãnh đạo, đây cũng là ba nhân vật có thể đánh bại những đối thủ khác trong các cuộc quần hùng tranh phân, tạo nên thế chân vạc vững chắc. Tuy nhiên, trước khi tạo thành thế chân vạc thế lực của Lưu Bị được đánh giá thấp nhất.
Lưu Bị có tên tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U châu. Ông là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng – người con thứ của Hán Cảnh Đế. Ông nội Lưu Bị là Lưu Hùng, được cử làm Hiếu liêm, làm huyện lệnh huyện Phạm thuộc Đông quận. Cha Lưu Bị là Lưu Hoằng mất sớm.
Cả đời Lưu Bị gặp và kết duyên với rất nhiều phụ nữ, nhưng duyên vợ chồng rất trắc trở, nhiều người ra đi từ khi còn quá trẻ.
Theo ghi chép trong sử sách, thê thất của ông gồm có My phu nhân, Tôn phu nhân, Ngô phu nhân, Cam phu nhân. Người hi sinh quên mình, người xuất thân cao quý dòng dõi quý tộc nhưng có người lại là quả phụ…
Trong các phu nhân của Lưu Bị, Tôn Phu Nhân lại là người có cá tính hơn tất cả.
Tôn Thượng Hương, không rõ năm sinh năm ᴍ.ấ.ᴛ, là một người vợ của Lưu Bị, người đã lập ra Thục Hán vào thời kì thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tôn phu nhân là người đa tài, hoạt bát, cương trực, mạnh mẽ như một nữ hán tử, mà không chút ủy mị, hiền dịu của một công chúa lá ngọc cành vàng.
Việc Tôn Quyền gả Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị, sử liệu Trung Quốc nói rằng không phải do mưu kế của Chu Du, mà thực chất là Tôn Quyền “cam tâm tình nguyện”.
Trong Tam quốc chí – Lưu Bị bản truyện, sử gia Trần Thọ cho rằng: “Tôn Quyền nhận thấy thế lực của Lưu Bị dần dần lớn mạnh, nên mới chủ động gả em gái cho Lưu Bị”.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, vào đêm tân hôn với Tôn Thượng Hương (em gái Tôn Quyền), Lưu Bị có màn đấu ᴋɪếᴍ với Tôn Thượng Hương. Ở trận, giao đấu này Lưu Bị tự nhận mình “không giỏi gì, chỉ giỏi ᴋɪếᴍ pháp”, màn so tài khá thú vị của cặp đôi tân nương này khiến người xem vô cùng thích thú, và qua đó cũng thấy được một Lưu Bị khác xa với hình ảnh thư sinh, trói gà không chặt.
Theo những gì ít ỏi được viết về bà, Tôn thị là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Trường Sa thái thú Tôn Kiên, và là em gái của Tôn Sách và Tôn Quyền, những người tạo dựng cơ nghiệp nước Đông Ngô, một thế lực từng lập liên minh với Thục Hán trong một thời gian dài trước khi trở mặt.
Theo Tam quốc chí ghi lại, bà thông minh mẫn tiệp, có tính cách cương trường, giỏi ᴋɪếᴍ, cung rất giống hai người anh trai là Tôn Sách và Tôn Quyền.
Hai năm sau ngày cưới, mối quan hệ giữa Ngô và Thục bắt đầu căng thẳng. Tôn phu nhân quay trở về với anh trai của mình là Tôn Quyền. Theo những gì Triệu Vân viết thì bà định mang theo con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện với mình.
Tuy nhiên đã bị Trương Phi và Triệu Vân chặn lại. Sau khi hai bên thương thuyết, Tôn phu nhân để lại Lưu Thiện về nước Ngô. Kể từ đây hôn nhân giữa bà và Lưu Bị chấm dứt. Bà không bao giờ gặp lại Lưu Bị, và sử sách cũng không có nói gì đến chuyện bà tái giá.
Cũng có chuyện kể rằng sau khi Lưu Bị qua đời, bà đã trầm mình xuống sông t.ự v.ẫ.n.
Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động ᴋɪếᴍ sống thời trẻ. Sự nghiệp của Lưu Bị khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và làm quan cho triều đình, nhưng đường quan lộ của ông ban đầu không được suôn sẻ.
Gặp lúc nhà Hán suy yếu và ɴổ ʀᴀ chiến tranh quân phiệt, Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi dần dần tự gây dựng lực lượng và tham gia vào cuộc chiến này.
Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, Lưu Bị được Gia Cát Lượng theo phò tá và vạch ra Long Trung đối sách để tranh thiên hạ. Theo đường lối này, ông liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo ở phía bắc, chiếm được một phần Kinh Châu và gần trọn Ích Châu làm đất dựng nghiệp.
Tuy nhiên, chiến lược Long Trung đối sách có nguy cơ đổ vỡ vì liên minh với Tôn Quyền rạn nứt, họ Tôn đ.á.ɴʜ ᴄʜɪếᴍ phần Kinh Châu của ông và ɢɪ.ế.ᴛ Quan Vũ, khiến Lưu Bị vô cùng tức giận, sau khi chính thức xưng hoàng đế để kế tục nhà Hán vừa bị họ Tào đoạt ngôi, Lưu Bị cất quân đ.á.ɴʜ ᴄʜɪếᴍ Đông Ngô báo t.h.ù và định giành lại đất.
Nhưng thất bại ở Di Lăng khiến Lưu Bị suy sụp, lâm bệnh rồi ‘về trời’. Cơ nghiệp ông gây dựng được truyền lại cho người con cả Lưu Thiện và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng phò tá.