Danh tướng này đóng vai trò quan trọng trong thời Tam Quốc bởi ông thường xuyên Nam chinh Bắc chiến và có sức ảnh hưởng lớn với chính quyền Tào Ngụy.

Giữa vạn quân vẫn lấy được th.ủ cấp tướng đ.ịch là những gì người đời miêu tả về sức mạnh chiến đấu của Trương Phi. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, những kẻ dám một mình kh.iêu ch.iến hoặc đối đầu với Trương Phi trên chiến trường đều không thua thì cũng phải b.ỏ m.ạng. Đến danh tướng hàng đầu của Tào Tháo là Trương Hợp cũng từng bại trận trước Trương Phi ở Ngõa Khẩu quan.

Tuy nhiên, Trương Phi cũng có một đối thủ, người này cũng là một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán – Mã Siêu.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi Lưu Bị dẫn quân vào Xuyên đã gặp sự ngăn cản của Mã Siêu. Tại ải Hà Manh quan, Mã Siêu và Trương Phi đã có trận đơn đấu kinh thiên động địa, đ.ánh từ sáng tới tối không phân thắng bại.

Dưới sự khuyên hàng của Gia Cát Lượng, cùng với những ʙấᴛ ᴍãɴ với Trương Lỗ trước đó, Mã Siêu đã đồng ý quy thuận Lưu Bị.

Trương Phi và Mã Siêu là hai trong số những danh tướng hàng đầu thời Tam Quốc. Ảnh minh họa

Không lâu sau đó, Mã Siêu và Trương Phi có dịp cùng nhau xuất chiến nhưng cả hai đã phải chịu thất bại trước một danh tướng, thậm chí còn suýt gục ngã nơi chiến trường.

Sự việc xảy ra vào tháng 3/218, Ngô Lan dẫn một đạo quân trấn thủ Hạ Biện. Lưu Bị biết rằng một mình Ngô Lan không thể đẩy lùi quần Tào, nên cử Trương Phi và Mã Siêu tới tương trợ.

Trương Phi tung tin đồn rằng quân Thục sẽ tổng lực đ.ánh trực diện nhằm dọa quân Tào lui quân, đồng thời Trương Phi đóng quân ở Cố Sơn, nhằm tập kích đường lui của quân địch.

Bên kia chiến tuyến, Tào Hưu không khó để nhận ra ý đồ của Trương Phi nên khuyên chủ soái là Tào Hồng tổng lực đại phá Ngô Lan. Ngô Lan thất bại bỏ chạy thì bị người Đê thuộc tộc Chi ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Kế hoạch thất bại, Trương Phi và Mã Siêu sau đó cũng buộc phải rút quân.

Đ.ánh bại hai đối thủ nổi danh hơn nhiều là Trương Phi và Mã Siêu, Tào Hưu thực sự không phụ lòng tin của Tào Tháo.

Từ lâu Tào Tháo đã nhận ra năng lực của Tào Hưu nên nhận làm con nuôi, đối đãi như con đẻ. Tào Hưu được Tào Tháo gọi là Thiên lý mã, đánh giá là một nhân tài hiếm có trong thiên hạ.

Tào Tháo qua đời, Tào Hưu tiếp tục được Tào Phi trọng dụng. Sau khi Tào Phi xưng đế, ông phong Tào Hưu làm Đại Tư mã, uy quyền chỉ đứng sau một vài người.
Tào Hưu là nhân vật đóng vai trò quan trọng thời Tam Quốc. Ảnh minh họa

Tào Phi muốn lập công trong lúc ở ngôi hoàng đế nên đã hạ lệnh cho Tào Hưu dẫn 30 vạn quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ Đông Ngô.

Năm 222, Tào Hưu bắt đầu ᴛấɴ ᴄôɴɢ Từ Lăng, ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ hàng nghìn nhân mã Đông Ngô. Năm 226, Tào Hưu tiếp tục công hạ Hoản Thành do Thẩm Đức trấn thủ, chiêu hàng Hàn Tông, Trác Đơn,… Danh tiếng của Tào Hưu phút chốc đã gây ch.ấn đ.ộng Giang Đông, không hề kém cạnh Trương Liêu năm nào.

Tuy nhiên, trong trận Thạch Đình, Chu Phường, một quan viên địa phương đã dùng kế trá hàng dụ Tào Hưu dẫn đại quân Ngụy tiến vào sâu trọng địa giới Đông Ngô. Tào Hưu chủ quan tr.úng k.ế, bị Lục Tốn phục kích ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ gần hết quân Ngụy.

Tào Hưu thua trận quá nặng, sau đó ốm ᴄʜếᴛ (năm 228) vì nhiễm trùng da ở lưng do vết thương từ trận chiến.

Ngay sau khi hay tin Tào Hưu bị Đông Ngô đ.ánh bại, Gia Cát Lượng vội vàng xuất binh Bắc ph.ạt lần 2, dù vừa chịu thất bại nặng nề ở Nhai Đình trong lần Bắc ph.ạt thứ nhất. Điều đó cho thấy Tào Hưu nhất định là chướng ngại lớn ngăn cản đại nghiệp Bắc ph.ạt của nhà Thục Hán.

Không chỉ vậy, Tào Hưu còn có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đối với nhà Tào Ngụy. Ông là một trong số ít người có thể trấn áp Tư Mã Ý, khiến người này dưới thời Tào Phi phải trước cung sau kính, không dám làm bừa.

Hoa Vũ (Theo Sina)