Nếu biết tận dụng Kinh Châu thì liệu vị thế Đông Ngô có vượt mặt được Ngụy Quốc hay không? Nếu nhân vật này sống thêm vài năm, liêu có giúp Đông Ngô thay đổi lịch sử Tam Quốc?

Ở bối cảnh thời Tam Quốc khi ấy, Ngụy Quốc có sức mạnh đứng thứ nhất, Thục Hán đứng sau thứ 2 và Đông Ngô là một nước mờ nhạt hẳn ở vai vế hạng ba. Tuy nhiên, nhiều người đọc trăn trở rằng, nếu biết tận dụng Kinh Châu thì liệu vị thế Đông Ngô có vượt mặt được Ngụy Quốc hay không?

Trước trận chiếm lấy thành Kinh Châu, Đông Ngô mạnh tới mức độ nào?

Có lẽ ít người biết, Thục Hán có “Long Trung Đối Sách” của Gia Cát Lượng thì Đông Ngô cũng có cũng có “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc và Cam Ninh. Mặc dù cũng đề cập đến việc phân thiên hạ thành 3, tạo thế chân vạc Tôn -Tào – Lưu (có khác là Lưu ở đây với Đông Ngô hiểu là Lưu Biểu thay vì Lưu Bị).

Vậy “Long Trung Đối Sách” của Đông Ngô đưa ra có gì khác biệt so với “Long Trung Đối Sách” của Khổng Minh?

Trong “Quân sư liên minh”, trước và sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng muốn Đông Ngô và Thục Hán cùng xem Tào Ngụy là kẻ đ.ịch lớn nhất và phải hợp lực ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ. Nhưng ở Đông Ngô thì lại nghĩ khác, nếu Tào Ngụy không xuất binh tiến đ.ánh Đông Ngô thì họ không hề muốn liên hợp cùng Lưu Bị mà sẽ muốn đưa quân đ.ánh ᴅɪệᴛ Lưu Biểu lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đ.ánh dần lên phía Bắc để dẹp Thục Hán. Đó chính là “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc ở lần đầu hội kiến Tôn Quyền năm 200.

Chính trong ngày hôm ấy, Lỗ Túc đã đề xuất một sách lược cho Tôn Quyền về việc tranh đoạt và xưng bá thiên hạ. Đầu tiên phải củng cố vững chắc sức mạnh của họ Tôn ở Giang Đông, sau đó ᴛấɴ ᴄôɴɢ Lưu Biểu chiếm lấy Kinh Châu để mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc và ly khai khỏi nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử.

Kế đến, Tôn Quyền sẽ xưng đế rồi mang quân Bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên (thời điểm đó thuộc kiểm soát của Tào Tháo) thống nhất thiên hạ.

Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản không khác với Long Trung Đối Sách của Gia Cát Lượng khi cả hai sách lược đều dự đoán về sự tam phân thiên hạ. Kế hoạch của Lỗ Túc bao gồm ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Biểu), Tôn (Tôn Quyền) – kế hoạch của Gia Cát Lượng là ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Bị), Tôn (Tôn Quyền).

Tôn Quyền hoàn toàn đồng ý với đối sách này nhưng chỉ kịp thực thi được 1 phần. Mùa xuân năm 208, Đông Ngô đem quân đ.ánh Hoàng Tổ chiếm Giang Hạ, chuẩn bị đ.ánh tới Kinh Châu. Không may mắn là Tào Tháo ở phương Bắc cũng sớm nhìn thấu được đường kế của Đông Ngô nên cũng nhanh chóng xua quân nam chinh Lưu Biểu.

Vậy cũng có thể thấy, việc lấy Kinh Châu là nhu cầu hàng đầu của Đông Ngô, với quốc gia này là đường lối quân sự rõ ràng và cấp thiết nhất.

Ai là người tạo nên thế lực mạnh mẽ cho Đông Ngô?

Thời kỳ Kinh Châu phân tranh, đã qua 3 đời Tổng tư lệnh là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông. Rất thú vị, Chu Du và Lã Mông chủ trương đ.ánh Thục. Riêng Lỗ Túc chủ trương liên Thục kháng Tào. Sự khác biệt này tạo thành một tình thế nhập nhằng khó giải thích.

Nói ngắn gọn, thời kỳ “trăng mật” giữa Thục – Ngô xuất hiện sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc lên. Cũng như Khổng Minh, Túc cho rằng Tào Tháo là kẻ phải ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ sau cùng, và liên kết với nhau là chiến lược hợp lý nhất. Vì thế, nhà Thục đã thành công với kế “mượn” Kinh Châu của Đông Ngô.

Vấn đề then chốt ở đây là: cho Thục Hán mượn Kinh Châu, đối với Đông Ngô mặt lợi – hại thế nào?

Lưu Bị mượn được Kinh Châu, vị thế như rồng về với biển, điều này hoàn toàn bất lợi với Đông Ngô.

Còn có Kinh Châu, Đông Ngô MẤT nhiều hơn là ĐƯỢC.

ĐƯỢC đất. Nhưng Đông Ngô có thực hiện tiếp được “Long Trung Đối Sách” của mình không? Có thể “lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đánh dần lên phía Bắc” được không?  Câu trả lời là: HOÀN TOÀN KHÔNG! Vì sao? Vì tình thế đã biến đổi, Lưu Biểu ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ quá sớm và Lưu Bị trỗi dậy quá nhanh. “Long Trung Đối Sách” của Đông Ngô lẽ ra nên được “cập nhật lại” một cách chính thức. Đáng tiếc, Lỗ Túc ra đi quá sớm, và không ai nhìn ra được cái LỢI khi cho Thục mượn Kinh Châu.

Kinh Châu vì sao lại quan trọng như vậy? Vì sao chiến lược mưu thiên hạ của Khổng Minh, Lỗ Túc đều nhấn mạnh việc đoạt lấy Kinh Châu?

Câu trả lời là Kinh Châu ngoài là cửa ngõ vào Trường Giang của Đông Ngô còn là cửa ngõ vào Tây Thục, và cửa ngõ quan trọng ấy – không quá khó để nhận ra – chính là Giang Lăng. Nhưng Tào Tháo dụng binh thần tốc đến Lỗ Túc cũng không kịp ứng biến thì làm sao Lưu Bị có thể chạy thoát? Đó là bởi Tháo phải tiến về Giang Lăng. Đó cũng là lí do vì sao Chu Du phải đoạt cho bằng được Giang Lăng sau chiến thắng Xích Bích.

Bởi vì cục diện Kinh Châu như thế, Tôn – Lưu rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lưu Bị muốn vào Tây Thục buộc phải đi qua Giang Lăng còn Chu Du muốn đ.ánh Thục thì sợ Bị chèn đường về.

Nhiều người sẽ thắc mắc là vì sao một Lưu Bị nhỏ bé có thể lấy được Tây Thục còn Đông Ngô lại sợ? Rất đơn giản, Lưu Bị lấy Thục không hoàn toàn dựa vào chinh ph.ạt mà còn dựa vào ch.ính t.rị.

Lưu Bị mượn tiếng giúp Lưu Chương chống Trương Lỗ đã ở đất Thục hai năm, rất được lòng người, lại có đám người Trương Tùng, Pháp Chính hỗ trợ mới có thể thành công. Chu Du muốn lấy Thục tất nhiên không thể dùng chiêu bài của Bị, chỉ có thể cứng rắn ᴄướᴘ lấy, nhưng Thục nổi tiếng hiểm trở, viễn chinh xa xôi, vận lương bất lợi là đại kị của binh gia. Điểm này Chu Du cũng hiểu rõ.

Cuối cùng Chu Du không thể tây tiến, mà Lưu Bị cũng bị giam lại không có lối ra. Về lâu về dài, tất nhiên Đông Ngô có thể nuốt Lưu Bị để rộng đường vào Thục, nhưng đến lúc đó, kẻ hưởng lợi nhất chắc chắn là Tào Tháo. Xích Bích vừa thua thì mùa xuân năm sau, Tào Tháo đã thao luyện thủy quân, mùa thu đóng quân ở Hợp Phì, như hổ rình mồi.

Lúc này, Lỗ Túc một lần nữa chứng minh sự nhìn xa trông rộng và nhạy bén của mình. Ông đã đề xuất một ý tưởng táo bạo mà khó có ai tưởng tượng được: Cho mượn Giang Lăng. Đây chính là nguồn gốc của điển tích Lỗ Túc cho mượn Kinh Châu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Thực tế Đông Ngô chỉ cho mượn Giang Lăng thì tràng cục hai bên ghìm nhau liền được hóa giải. Nhường Lưu Bị giữ Giang Lăng vừa chia bớt cái gánh nặng phòng thủ Tào Tháo mặt Kinh Châu, Đông Ngô vừa có thể toàn lực phòng thủ Hợp Phì, ổn định quốc gia.

Mặt khác, Lưu Bị luôn là cái gai trong lòng Tháo, Lưu Bị phát triển càng mạnh sẽ khiến Tháo càng phải dè chừng. Quả nhiên khi Tào Tháo nghe tin Tôn Quyền cho mượn Giang Lăng liền đánh rơi bút xuống chân.

Nhờ vào tầm nhìn chiến lược và tài thuyết khách của mình, Lỗ Túc đã thuyết phục được Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Kinh Châu (Giang Lăng), quyết định cục diện Tam Quốc phân tranh sau này. Nhưng khi Lỗ Túc còn sống, Đông Ngô không thể đòi lại Kinh Châu mà phải đợi đến thời của Lã Mông mới thực hiện được.

Tóm lại, nhìn từ khía cạnh lợi ích tổng thể, chủ trương của Lỗ Túc là đúng đắn. Việc chiếm Kinh Châu, về ngắn hạn là lợi, nhưng về dài hạn thì h.ại nhiều hơn. Từ sau năm 219, Đông Ngô không thể nào tiến lên thêm được, không có thêm thắng lợi quân sự đáng kể nào so với chủ trương ban đầu của họ.

Rốt cuộc, họ tự hài lòng với mảnh đất Giang Đông. Nếu Lỗ Túc sống thêm vài năm, biết đâu mọi chuyện sẽ còn thú vị hơn?