“Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” là minh chứng cho nhiều nam nhân mất đi danh vọng thậm chí là giang sơn chỉ vì những mỹ nữ xinh đẹp. Tuy nhiên, trong Tam Quốc có 2 vị võ tướng oai phong tài giỏi thì ai mới là người vượt qua ải mỹ nhân để đáng gọi là anh hùng?
“L.o.ạ.n thế xuất anh hùng”, câu nói này rất đúng với Tam Quốc khi thời kỳ này xuất hiện vô số anh hùng, hào kiệt. Người xưa có câu: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, hoặc người ta luôn tin vào câu chuyện đẹp khi mỹ nhân tài sắc sánh đôi cùng anh hùng.
Thế nhưng trong bộ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, hai chữ “anh hùng” được sử dụng tinh tế: Đối với kẻ ʜáᴏ sắᴄ thấy lợi quên nghĩa như Lã Bố thì dù có tài giỏi xuất chúng đến đâu cũng bị người đời chê cười, còn bậc trượng phu trung nghĩa, không động t.à tâm trước nữ sắc như Triệu Tử Long thì được ca tụng là “anh hùng” hết lần này đến lần khác.
Lã Bố – hổ lang đội lốt anh hùng
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Lã Bố có thể nói là vị tướng dũng mãnh nhất, vũ dũng hơn cả các nhân vật Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Lã Bố đã từng một mình chiến đấu với Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng.
Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến, nhưng lại là kẻ hay trở mặt lật lọng, thấy lợi quên nghĩa. Trước vì vàng bạc chức tước mà ɢɪếᴛ nghĩa phụ Đinh Nguyên, qua hầu Đổng Trác; sau lại vì tranh nàng Điêu Thuyền mà ɢɪếᴛ “nghĩa phụ” họ Đổng. Cuộc đời chinh chiến của Lã Bố có không ít thắng lợi, nhưng vần thơ ca ngợi Lã Bố anh hùng thì gần như không có.
Nếu trên chiến trận Lã Bố uy dũng hơn người, thì trước nữ sắc, Lã Bố lại không còn giữ được phong thái của chính nhân quân tử.
Trong sử sách có viết Điêu Thuyền là con nuôi của Tư đồ Vương Doãn và được ông hết sức yêu chiều. Trong thời gian này, Đổng Trác với sự giúp đỡ của Lã Bố đã thâu tóm hết quyền binh, áᴍ ʜạɪ công thần và ăn chơi s.a đ.ọ.a.
Đứng trước tình cảnh này, Vương Doãn và Điêu Thuyền đã bày kế ly gián liên hoàn nhằm lật đổ Đổng Trác. Ông hứa gả nàng cho con nuôi Đổng Trác là Lã Bố, nhưng sau đó lại hiến nàng cho Đổng Trác.
Điêu Thuyền một mặt khóc lóc với Lã Bố là mình bị Đổng Trác ᴄướᴘ đɪ ᴠà ᴄưỡɴɢ ʙứᴄ, mặt khác lại nỉ non với Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ. Hai bố con nghi kỵ nhau, cuối cùng Lã Bố ɢɪếᴛ Đổng Trác.
Người con gái bé nhỏ đã làm được điều mà cả vạn đấng mày râu vũ dũng bó tay đó là dùng trí thông minh ưu việt của mình để ly gián Đổng Trác và Lã Bố, khiến cho Lã Bố phải nổi cơn ghen, sᴀʏ ᴍáᴜ vác kích đuổi theo Đổng Trác để ɢɪếᴛ, làm náo l.o.ạ.n Phụng Nghi Đình, từ đó mở ra thời đại Tam Quốc phân tranh.
Lã Bố căm hận và ɢɪếᴛ chết Đổng Trác, ngoài thì nói là vì muốn làm tôi trung của nhà Hán, mà trong thì rõ là để ᴄướᴘ lại Điêu Thuyền. Suốt cuộc đời của Lã Bố, chỉ thấy y vì danh vì lợi, vì sắc tình mà thay đổi lập trường xoành xoạch. Người quân tử anh hùng có ai như thế!
Triệu Tử Long – vị anh hùng đúng nghĩa
“Hổ uy tướng quân” Triệu Tử Long thì khác. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, ông hết lần này tới lần khác được ca ngợi là anh hùng, khi thì ở Đương Dương “cứu chúa xông trăm trận”, khi thì “Bốn tướng một tay khua sạch nhẵn” ở tuổi bảy mươi.
Xét về vũ dũng, Tử Long không hơn được Lã Phụng Tiên, nhưng ông lại là người có trung có nghĩa, trước mê hoặc của nữ sắc vẫn giữ tâm đoan chính, quang minh lỗi lạc.
Hồi 52 “Tam quốc diễn nghĩa”, ở trận Quế Dương, Triệu Vân chỉ với 3000 quân đã đánh bại Trần Ứng. Thái thú Triệu Phạm mang ấn tín và dẫn vài mươi tên kỵ đến tận trại Triệu Vân xin hàng. “Vân ra trại tiếp vào, mở tiệc thết đãi, tiếp nhận ấn tín.
Cũng trong tiệc ʀượᴜ này, Triệu Phạm ngỏ ý kết nghĩa anh em và làm mai Triệu Vân cho chị dâu Phàn thị đã goá chồng của mình. Tuy nhiên khi nghe tới đây Triệu Vân nghe nổi giận, vùng dậy thét lớn:
“Ta với ngươi đã kết làm anh em, thì chị dâu ngươi cũng như chị dâu ta, lẽ đâu làm việc ʟᴏạɴ ʟᴜâɴ như thế!”.
Về sau, khi Khổng Minh biết chuyện bảo Tử Long rằng:
“ Đó là việc tốt lành, tướng quân sao gàn thế?
Vân thưa:
“Triệu Phạm đã cùng với tôi kết nghĩa anh em, nếu lấy chị dâu hắn, thì miệng đời chê cười là một. Người goá chồng bước đi bước nữa là thất tiết, là hai. Triệu Phạm mới hàng, chưa biết bụng dạ thế nào là ba, Chúa công mới dẹp yên được Giang Hán, ngủ còn chưa yên, Vân tôi đâu dám vì một người đàn bà mà bỏ việc lớn của chúa công?”.
Nếu Triệu Vân cũng như Lã Bố, thì có lẽ đã nhận ngay chẳng nghĩ, thế rồi chưa biết chừng mắc mưu Triệu Phạm, thành Quế Dương cũng tuột khỏi tay.
Vượt qua chữ sắc mới đáng mặt anh hùng
Người xưa nói, “Tửu là xuyên trường dược, sắc là d.a.o cạo xương”. Trên đầu chữ Sắc (色), vốn đã chứa đᴀᴏ (刀). Những đấng nam nhi không nề chi đᴀᴏ ᴋɪếᴍ trên chiến trường, nhưng lại quỵ ngã trước đᴀᴏ ᴋɪếᴍ của sắc d.ụ.c, thì rốt cuộc vẫn là một bại tướng mà thôi.
Không động lòng trước nữ sắc, ở đây không có ý rằng không che chở phụ nữ, không thương yêu vợ con, mà muốn nói rằng đấng trượng phu ở đời không thể vì sắc mà quên nghĩa, vì ham d.ụ.c mà làm chuyện ʙạɪ ʜᴏạɪ nhân luân.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” có không ít khách má hồng hào kiệt, phận nhi nữ nhưng vẫn được ngợi ca vì khí tiết lẫm liệt trung trinh. Vậy đủ thấy hai chữ “anh hùng” đâu chỉ dành riêng cho nam giới, ai có nghĩa khí, ai vì nghĩa quên mình đều đáng gọi là “anh hùng” vậy.
Cổ nhân có câu: “Vạn áᴄ ᴅâᴍ vi thủ” (Trong vạn cái áᴄ thì ᴛà ᴅâᴍ đứng đầu). Nếu một người không thể buông bỏ lòng ᴅâᴍ, ắt sẽ rơi vào đường á.c. Thời hiện đại, lại có người lại hồ đồ cho rằng ham luyến nữ sắc là biểu hiện của “nam tính”, ᴅâᴍ dục là “bản lĩnh đàn ông”, chẳng còn kể gì đến lễ nghĩa.
Đấy chẳng phải là trắng đen lẫn lộn, coi cái xấu thành cái tốt sao? Ôn cố tri tân, các đấng nam nhi hãy noi gương Triệu Tử Long, đừng chuốc vết nhơ ngàn đời như Lã Bố.