Nổi tiếng là một quân chủ biết nhìn người, chiêu mộ người tài về cho Tào Ngụy. Tuy nhiên dưới trướng của Lưu Bị không phải Gia Cát Lượng hay Bàng Thống, mưu sĩ mà Tào Tháo khao khát có được cái tài của người này chính là người này.

Trong thời Tam Quốc, ba tập đoàn ch.ính tr.ị mạnh nhất là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô đều chú trọng đến việc chiêu mộ nhân tài để phục vụ mục tiêu tr.anh đ.oạt thiên hạ.

Quân sư, mãnh tướng đều là những nguồn nhân lực không thể thiếu trên bàn cờ ch.ính tr.ị Tam Quốc. Trong đó, quân sư là những người có tham mưu quan trọng không chỉ về chiến thuật trong những trận chiến, mà còn giữ vai trò trọng yếu trong các đường đi, nước bước về ngoại giao.

Có thể nói rằng, việc ba tập đoàn Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô có thể tạo thành thế chân vạc nổi tiếng, cùng phân tranh thiên hạ, là không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng của những mưu sĩ, quân sư tài danh bậc nhất trong Tam Quốc.

Bàng Thống và Gia Cát Lượng không phải là mưu sĩ mà Tào Tháo khao khát có được.

Tào Tháo là một chiến lược gia tham vọng. Ngay từ buổi đầu lập nghiệp, Tào Tháo được coi là một vị quân chủ trọng nhân tài. Minh chứng là ở dưới trướng của Tào Tháo có rất nhiều nhân tài nổi tiếng trong Tam Quốc.

Tuy nhiên, cũng có những người mà Tào Tháo nuối tiếc vì chưa thể chiêu mộ được. Không phải Gia Cát Lượng hay Bàng Thống, mưu sĩ mà Tào Tháo khao khát có được cái tài của người này chính là Pháp Chính.

Vậy, Pháp Chính thực chất là ai?

Pháp Chính (176 – 220), tự là Hiếu Trực, người huyện Mi (thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Ông được coi là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị trong thời Tam Quốc. Pháp Chính lớn tuổi hơn Gia Cát Lượng. Cả hai đều được coi là những cánh tay đắc lực nhất của Lưu Bị. Gia Cát Lượng được coi là trọng thần, còn Pháp Chính là m.ưu chủ.

Pháp Chính là mưu sĩ kỳ tài của Lưu Bị.

Trong những năm đầu thời Kiến An, Pháp Chính cùng với một người đồng hương tên là Mạnh Đạt cùng vào Thục để đầu quân cho Lưu Chương. Nhưng do Lưu Chương không biết trọng dụng nhân tài nên con đường công danh của Pháp Chính không mấy khả quan, có tài mà không gặp thời.

Sau đó, khi Lưu Bị vào đến đất Thục, Pháp Chính đã quyết định về đầu quân cho Lưu Bị với vai trò mưu sĩ. Tài năng và nhạy bén trước diễn biến thời cuộc nên Pháp Chính rất được Lưu Bị tín nhiệm.

Sử gia Trần Thọ của cuốn “Tam Quốc chí” thậm chí còn đánh giá năng lực của Pháp Chính có thể sánh với mưu sĩ kỳ tài Quách Gia của Tào Ngụy.

Sử gia này cũng từng nhận xét rằng, Pháp Chính là người có thể thấy rõ thành bại và có diệu kế kỳ mưu. Cùng với Gia Cát Lượng, Pháp Chính trở thành cánh tay đắc lực của Lưu Bị trên hành trình xây dựng cơ nghiệp để tr.anh đ.oạt thiên hạ.

Điều này cũng từng được Gia Cát Lượng thừa nhận khi có người tố cáo, nhờ ông vạch tội Pháp Chính. Cụ thể, Gia Cát Lượng cho rằng năm xưa, khi đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan, may nhờ có Pháp Hiếu Trực giúp đỡ, chúa công (Lưu Bị) mới cất cánh bay liệng tự do, chẳng s.ợ ai kiềm chế mình nữa…

Đỉnh cao mưu kế của Pháp Chính khiến Tào Tháo bất ngờ

Pháp Chính là quân sư giỏi bày m.ưu. Ông cũng chính là người hiến kế để giúp Lưu Bị chiếm được Ích Châu và đưa ra liên hoàn kế để giúp vị quân chủ của mình thành công có được Hán Trung, từ đó thuận lợi lập nên nhà Thục Hán và lên ngôi hoàng đế.

Cụ thể, trong trận Hán Trung (217 – 219), Pháp Chính đã hiến liên hoàn kế cho Lưu Bị. Đó là 7 kế sách để từng bước dụ quân Tào một khi đ.ánh thì không thể thoát ra, thậm chí cho dù Tào Tháo đích thân dẫn đại quân đến cứu viện thì cũng không thể làm được gì.

Nhờ có sự hiểu biết tường tận về tướng địch như Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, đồng thời lợi dụng địa thế thuận lợi, Pháp Chính thành công khiến quân Tào trở tay không kịp.

Hơn nữa, nhờ mưu kế thứ 7 của Pháp Chính là cậy thế mà giữ, tùy thời ᴄướᴘ lương thảo, đã khiến cục diện trận chiến đối đầu giữa hai phe Tào Tháo và Lưu Bị thay đổi hoàn toàn.

Cụ thể, sau khi hay tin Hạ Hầu Uyên t.ử trận, quân Tào rơi vào tình trạng bất an, Tào Tháo đã dẫn đại quân cứu viện đến. Thế nhưng do Triệu Vân ᴄướᴘ được lương thảo khiến Tào Tháo rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Sau cùng, Tào Tháo đành phải chọn cách lui quân về Hứa Đô. Dù thất bại nhưng Tào Tháo cho rằng Lưu Bị không có khả năng thực hiện việc này và tất phải có người đứng sau bày mưu hiến kế cho. Khi Tào Tháo biết được người ẩn mình này chính là Pháp Chính, vị quân chủ này bày tỏ sự tiếc nuối khi dù có được nhân tài khắp thiên hạ nhưng lại không thể có được Pháp Chính.

Có thể nói rằng, trận Hán Trung là lần đầu tiên Lưu Bị đ.ánh bại Tào Tháo trên chính trường chính diện, bởi trận Xích Bích trước đó là liên minh với Đông Ngô.

Có được chiến thắng hiếm hoi qua mặt được cả một người có tài thao lược như Tào Tháo, Pháp Chính quả thực là người giỏi mưu lược, nhạy bén trong phân tích tình hình và có thể đưa ra những sách lược tài tình. Nhờ vậy mà ông đã lập đại công lớn cho tập đoàn ch.ính tr.ị của Lưu Bị, giúp Thục Hán hình thành cục diện để phân tranh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô.

Năm 219, sau khi ch.iếm được Hán Trung, Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, xưng làm Hán Trung Vương và phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.

Pháp Chính qua đời sớm là tổn thất lớn đối với Lưu Bị và Thục Hán.

Đáng tiếc, Pháp Chính lại sớm qua đời vào năm 220. Sự ra đi của một mưu sĩ văn võ song toàn như Pháp Chính khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm. Vị quân chủ của Thục Hán đã ra lệnh cử hành lễ tang cho Pháp Chính và truy phong ông làm Quan Nội Hầu. Pháp Chính cùng Trương Phi là hai người được phong tước hầu dưới thời của Lưu Bị.

Sự ra đi quá sớm của Pháp Chính cũng là mất mát lớn cho Lưu Bị và Thục Hán. Theo Gia Cát Lượng, nếu như Pháp Chính còn sống thì ông có thể ngăn cản Lưu Bị thảo ph.ạt Đông Ngô sau cái ᴄʜếᴛ đầy tiếc nuối của Quan Vũ, hoặc cho dù có Đông chinh thì cũng không thể thất bại.

Lưu Bị cũng không đến mức đại bại tại trận Di Lăng để rồi sinh bệnh mà qua đời sau đó tại thành Bạch Đế năm 223, trong khi sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở. Đây quả thật là điều nuối tiếc cho Lưu Bị và Thục Hán.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Qulishi