Theo quan điểm của Gia Cát Lượng, ông tự thấy địa vị của bản thân trong lòng Lưu Bị không thể so được với nhân vật này. Hay nói cách khác, nếu khi ấy mưu sĩ này chưa qua đời, thì ông có thể khuyên can được Lưu Bị trước khi trận Di Lăng xảy ra, từ đó tránh được kết quả bại trận tại Di Lăng của quân Thục.

Dưới thời Tam quốc, Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy là 3 thế lực lớn thường xuyên xảy ra xung đột, ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ. Điều này xuất phát từ việc nước nào cũng muốn thống nhất thiên hạ.

Trong 3 nước thời Tam Quốc, Thục Hán được các chuyên gia nhận định là nước yếu nhất. Lưu Bị là người sáng lập nhà Thục Hán. Quốc gia này nằm ở vùng Tây Nam Trung Quốc (tức khu vực Tứ Xuyên ngày nay).

Dưới trướng của Lưu Bị, Pháp Chính và Gia Cát Lượng đều là những vị quân sư được Lưu Bị vô cùng tin tưởng và trọng dụng. Pháp Chính lớn hơn Gia Cát Lượng 4 tuổi, cả hai đều là cánh tay đắc lực với Lưu Bị (trong “Tiên Chủ truyền” nói: Gia Cát Lượng là cánh tay đắc lực, Pháp Chính là quân sư đắc lực.), mặc dù hai người có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng cả hai đều luôn đặt đại nghiệp quốc gia làm đầu.

Gia Cát Lượng đảm nhận nhiệm vụ ở hậu phương, chăm lo binh lực, lương thảo; còn Pháp Chính thì theo quân đi chinh phạt, bày mưu tính kế. Cả hai luôn phối hợp nhịp nhàng, lấy ngắn bọc dài.

Về sau, khi Lưu Bị quyết tâm Đông chinh, thảo phạt Tôn Quyền để ʙáᴏ ᴛʜù cho Quan Vũ, bá quan văn võ hết lời can ngăn nhưng ông đều không nghe theo.

Năm Chương Vũ thứ hai (tức năm 222), hai nước Thục, Ngô vì cái ᴄʜếᴛ của Quan Vũ đã phát động chiến tranh tại Di Lăng, quân Thục đại bại, rút về Bạch Đế thành. Gia Cát Lượng lúc đó đã than rằng: “Nếu Pháp Hiếu Trực còn sống, đã có thể ngăn Chủ thượng dẫn binh; kể cả nếu có ngăn không được thì có ông theo cùng, nhất định có thể trở về sau thất bại”.

Từ đó có thể thấy được rằng, trong quan điểm của Gia Cát Lượng, ông tự thấy địa vị của bản thân trong lòng Lưu Bị không thể so được với Pháp Chính. Hay nói cách khác, nếu khi ấy Pháp Chính chưa qua đời, thì ông có thể khuyên can được Lưu Bị trước khi trận Di Lăng xảy ra, từ đó tránh được kết quả bại trận tại Di Lăng của quân Thục.

Vậy Pháp Chính có tài gì mà ngay cả Gia Cát Lượng cũng phải tự nhận là không bằng?

Pháp Chính (176 – 220), tự Hiếu Trực, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị thời Tam Quốc. Ban đầu Pháp Chính vốn là thuộc hạ dưới trướng của Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu sĩ.

Ông đã hiến kế giúp Lưu Bị có được Ích Châu, đồng thời đưa ra liên hoàn kế để quân chủ của mình chiếm được Hán Trung. Pháp Chính trở thành mưu thần được Lưu Bị ưu ái nhất, thậm chí còn cao hơn cả Gia Cát Lượng.

Pháp Chính là mưu sĩ rất được Lưu Bị coi trọng.

Trong bộ chính sử “Tam Quốc chí”, sử gia Trần Thọ cũng khen ngợi về năng lực quân sự của Pháp Chính có thể so sánh với bậc kỳ tài Quách Gia của Tào Nguỵ. “Bàng Thống và Tuân Úc gần như một cặp, Pháp Chính, Trình Dục, Quách Gia cũng tương đương vậy”, Trần Thọ bình luận.

Pháp Chính là người giỏi bày mưu với phong cách không đi theo một con đường nhất định, kỳ lạ nhưng lại có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.

Trong đó, chiến thắng ở trận Hán Trung khiến tên tuổi và tài năng của Pháp Chính được nhiều người biết đến.

Pháp Chính – Mưu sĩ ẩn mình dưới trướng Lưu Bị

 

Trong trận Hán Trung (217 – 219), Pháp Chính là quân sư bày mưu hiến kế cho Lưu Bị. Ông đã dùng liên hoàn kế, bao gồm 7 kế sách thông minh để từng bước dụ Tào quân càng đánh càng không thể thoát ra và thậm chí có quân cứu viện thì cũng không thay đổi được gì.

Theo đó, vào cuối năm 218, Lưu Bị cùng Hoàng Trung và Pháp Chính mang đại quân đến tấn công Hán Trung, nhanh chóng lấy được cửa ải Dương Bình. Đến đầu năm 219, nghe theo lời khuyên của Pháp Chính, Lưu Bị dẫn quân vượt qua sông Miện Thuỷ, đóng quân hạ trại tại núi Định Quân để đối đầu với Hạ Hầu Uyên, đồng thời lệnh cho Hoàng Trung dẫn đầu một cánh quân mai phục ở phía sau của đỉnh núi này.

Bấy giờ do không biết là mưu kế, Hạ Hầu Uyên đã mang theo đại quân tới đánh doanh trại của Lưu Bị. Kết quả, do trở tay không kịp, Hạ Hầu Uyên t.ử trận, quân Tào ở Hán Trung cũng rơi vào tình trạng bất an.

Tào Tháo nghe tin đã dẫn đại quân đến. Tuy nhiên, Triệu Vân sau đó ᴄướᴘ được lương thảo của quân Tào, khiến cục diện trận chiến thay đổi hoàn toàn.

Cuối cùng, Tào Tháo thua trận, đành phải lui quân trở về Hứa Đô mà vẫn luôn cho rằng Lưu Bị không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu cho. Khi biết được người này chính là Pháp Chính, Tào Tháo rất muốn có được vị mưu sĩ này nhưng không thể làm được. Ông bày tỏ sự nuối tiếc của bản thân khi nói là có được người tài khắp thiên hạ nhưng duy nhất không thể có được Pháp Chính.

Chiến thắng trận Hán Trung cho thấy nhãn quan chính trị về quân Tào Nguỵ cùng khả năng tính toán hơn người của Pháp Chính đã biến một bậc kỳ tài quân sự như Tào Tháo cũng phải chấp nhận thua cuộc.

Có thể nói Pháp Chính đã lập công lớn cho Lưu Bị, giúp Thục Hán hình thành cục diện phân tranh thiên hạ với Đông Ngô và Tào Nguỵ sau này.

Đến tháng 7 năm 219, Lưu Bị tiến vào Hán Trung, xưng làm Hán Trung Vương, còn Pháp Chính được phong làm Thượng thư lệnh.

Tuy nhiên, đến năm 220, Pháp Chính đột ngột qua đời khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm.

Qua đời sớm – tổn thất lớn cho Thục Hán

Vào năm Kiến An thứ 25 (tức năm 220), Pháp Chính qua đời, hưởng thọ 45 tuổi. Sự ra đi của Pháp Chính khiến Lưu Bị vô cùng tiếc thương, khóc thương nhiều ngày liền. Về sau, Lưu Bị truy phong ông làm Dực Hầu, phong chức Quan Nội Hầu. Địa vị của Pháp Chính trong lòng Lưu Bị, ngoài việc Gia Cát Lượng cho rằng Pháp Chính có thể can ngăn Lưu Bị không phạt Ngô còn phải kể đến hai việc ông đã làm sau.

Việc thứ nhất là vào năm Kiến An thứ 19 (tức năm 214), khi Lưu Bị dẫn quân bao vây Thành Đô, Thái thú Thục quận là Hứa Tĩnh muốn mở cổng thành đầu hàng Lưu Bị nhưng kế hoạch bị lộ.

Trong thời khắc nguy nan, vì không muốn ɢɪếᴛ người của mình nên Lưu Chương đã tha cho Hứa Tĩnh. Sau khi Lưu Chương đầu hàng Lưu Bị, Bị vì chuyện này mà không muốn trọng dụng Hứa Tĩnh. Nhưng, Pháp Chính lại khuyên Lưu Bị rằng:

Hình ảnh nhân vật Hứa Tĩnh trên phim.

“Hứa Tĩnh tuy là kẻ hữu danh vô thực, nhưng nay Chúa công vừa mới dựng nghiệp lớn, danh tiếng Hứa Tĩnh lại vang danh bốn phương, nếu như người như vậy Chúa công còn không trọng dụng, kẻ hiền tài trong thiên hạ sẽ cho rằng Chúa công đang bạc đãi hiền thần.”

Dưới sự khuyên ngăn của Pháp Chính và Gia Cát Lượng, Lưu Bị về sau cũng đối đãi rất hậu với vị mưu sĩ Hứa Tĩnh này.

Việc thứ hai là, có một lần Lưu Bị giao chiến với Tào quân, tình thế bất lợi, vốn nên lập tức rút quân, nhưng Lưu Bị lại tức giận kiên quyết không chịu lui quân, không ai dám bước ra ngăn cản. Khi ấy, dưới làn mưa tên, Lưu Bị có nguy cơ bị thương, nếu bị thương sẽ ảnh hưởng đến diến biến trận Hán Trung.

Khi ấy, Pháp Chính đã đứng ra ngăn trước mặt Lưu Bị, Lưu Bị vội vàng hét lớn: “Hiếu Trực cẩn thận tên b.ắ.n”, Pháp Chính liền đáp: “Ngay cả Chúa công còn dám xông pha dưới làn mưa tên bão đá, chẳng lẽ thần lại không thể?”. Nghe vậy, Lưu Bị chỉ đành chấp nhận nói: “Vậy ta cùng khanh rút lui.” Sau đó, Lưu Bị liền hạ lệnh lui binh.

Có thể thấy, địa vị của Pháp Chính trong lòng Lưu Bị quả thực còn cao hơn cả Gia Cát Lượng, điều này khiến Gia Cát Lượng tự cảm thán bản thân không thể bằng được với Pháp Chính.

Nhiều người nhận định, nếu như Pháp Chính không ᴄʜếᴛ, kết hợp giữa tài mưu lược của ông cùng với sự trợ giúp của Gia Cát Lượng thì có lẽ đã có thể đánh bại được Tào Tháo trong lần Bắc phạt thứ nhất.

Nếu như, Pháp Chính không qua đời quá sớm, không chỉ nhà Thục Hán mà thậm chí cả lịch sử thời kỳ Tam quốc có lẽ đã vì thế mà thay đổi nhiều.