Quan Vũ ở dưới một người, trên vạn người. Một danh tướng nhiều năm chinh chiến nơi sa trường, tuổi tác đã cao, uy danh lừng lẫy, lẽ nào cứ phải tưởng tượng ông xốc nổi như một tên nhóc mới tham gia đánh trận?

Để có thể xây dựng cơ nghiệp thống nhất thiên hạ trong Tam Quốc, Kinh Châu chính là căn cứ quan trọng mà Lưu Bị cần chinh phục được. Kinh Châu trọng yếu bởi có vị trí địa lý đặc biệt, là cửa ngõ ở ba nước và đây cũng chính là chiến trường của các thế lực quân sự mạnh nhất.

Tuy nhiên, năm 219, Quan Vũ lại bất cẩn để mất Kinh Châu. Sau đó, vị tướng đứng đầu “Ngũ hổ tướng” cũng bị quân Đông Ngô ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Sự mất mát nặng nề này đã làm thay đổi cục diện của Thục Hán, tiêu biểu là thất bại nặng nề tại trận Di Lăng và sự ra đi của Lưu Bị khi sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở. Thục Hán từ đó cũng suy yếu, đánh mất cơ hội thống nhất thiên hạ.

Nhưng nếu phân tích kỹ, việc làm mất Kinh Châu đáng ra không nên đổ hết tội lỗi lên đầu Quan Vũ.

Khi Quan Vũ tiến đánh Tào Tháo, từng bố trí một hệ thống phòng ngự hoàn chỉnh ở ven sông, bao gồm đài đ.ố.t l.ử.a tuyền tin cùng với các công trình phòng thủ vững chắc, có thể nói là suy tính tỉ mỉ, hao tổn tâm trí.

Thế nhưng trăm kín khó tránh một hở, vẫn tồn tại sơ suất nên Kinh Châu mới rơi vào tay đối thủ.

Tuy rằng Quan Vũ không thể chối bỏ tránh nhiệm trong việc làm mất Kinh Châu, nhưng cách bố trí chiến lược của Gia Cát Lượng cũng có vấn đề nghiêm trọng.

Sau khi Lưu Bị tự xưng Hán Trung Vương, Gia Cát Lượng đã đề nghị Lưu Bị lúc này đang say sưa với thắng lợi truyền đạt mệnh lệnh cho Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu tiến đánh Tào Tháo, thúc đẩy thế đánh gọng kìm đối với Tào Nguỵ.

Không có khả năng Quan Vũ tự ý đánh Tào 

Có người nghĩ rằng Quan Vũ chưa được Thành Đô chỉ đạo đã tự ý đem quân phát động trận Tương Dương – Phàn Thành. Tuy rằng tính Quan Vũ cao ngạo, nhưng ông vẫn còn đại ca Lưu Bị kiểm soát, làm tướng nhiều năm, đọc thuộc kinh “Kinh Xuân Thu”, ít nhất hẳn vẫn phải hiểu rõ kỷ luật quân đội, vả lại ông đã tận tuỵ trấn thủ Kinh Châu với thời gian gần 10 năm, cũng không đến nỗi một phút bốc đồng, chưa nhận được mệnh lệnh từ Thành Đô đã tự ý quyết định thảo phạt Tào Nguỵ.

Nếu như vẫn có người cho rằng Quan Vũ làm vậy vì muốn lập công, chứng minh thực lực cá nhân mình, vậy thì càng nực cười.

Tranh minh họa.

Quan Vũ có địa vị như thế nào ở nước Thục? Ông ở dưới một người, trên vạn người. Một danh tướng nhiều năm chinh chiến nơi sa trường, tuổi tác đã cao, uy danh lừng lẫy, lẽ nào cứ phải tưởng tượng ông xốc nổi như một tên nhóc mới tham gia đánh trận?

Vả lại, nhìn nhận trận chiến này từ Long Trung đối sách, cân nhắc theo góc độ thời gian, sẽ càng hợp tình hợp lý. Sau khi Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương, từng phái Phí Thi phong Quan Vũ làm Tiền tướng quân, rất có thể lúc này đã đã có chỉ thị tiến đánh Tương Phàn, xét về mặt thời gian thì việc này vừa hay lại xảy ra nối tiếp nhau.

Về điểm này, khi Trần Thọ viết “Tam quốc chí” cũng khá mơ hồ.

Thứ nhất, sau khi Quan Vũ ᴄʜếᴛ khoảng 10 năm, Trần Thọ mới ra đời;

Thứ hai, khi ấy trong Tam Quốc chỉ có nước Thục không có quan chép sử, đến nỗi sau này chiến sự của Quan Vũ ở Kinh Châu căng thẳng, Thành Đô có gửi quân cứu viện hay không đều không được ghi chép lại, mọi việc trở nên thiếu rõ ràng.

Cho nên tác giả bài viết vẫn nghiêng về việc Quan Vũ đem quân theo chỉ thị từ triều đình, không phải Quan Vũ tự quyết định!

Trách nhiệm bố trí chiến lược thuộc về Gia Cát Lượng

Xét về địa hình, Kinh Châu nằm trong thế bốn bề đều bị ᴋẻ ᴛʜù đᴇ ᴅọᴀ, công kích.

Tuy rằng Lưu Biểu không phải vị thủ lĩnh anh minh, nhưng ông ta giữ được Kinh Châu, đồng thời giúp dân chúng Kinh Châu có được sống bình yên tới mấy chục năm, đó đã là điều rất đáng quý.

Xét theo chiến lược quân sự, địa hình Kinh Châu dễ thủ khó công, vả lại khi ấy người xứng với danh thống soái ở Kinh Châu cũng chỉ có một mình Quan Vũ, nếu Quan Vũ đem quân tiến đánh Tào Tháo, Kinh Châu tất sẽ trống rỗng, huống chi Tôn Quyền ở Giang Đông đã thèm muốn Kinh Châu từ lâu, chắc chắn sẽ nắm lấy thời cơ ngàn năm có một này để đánh úp Kinh Châu.

Tất nhiên Quan Vũ cũng nhận thức được điều này, nhưng ông không có thuật phân thân, lại thêm cái tính cao ngạo, nên đã đưa ra quyết sách quân sự sai lầm là lên phía Bắc tiến đánh Tào Tháo, dù biết rõ không thể làm như vậy, từ đó dẫn tới kết cục bi thảm đánh mất Kinh Châu, thất bại bỏ chạy về Mạc Thành, đầu lìa khỏi cổ.

Điểm này lẽ nào Gia Cát Lượng không nhận thức được sao? Là một mưu thần xuất sắc hơn người, Khổng Minh thừa hiểu rằng muốn Bắc phạt Trung Nguyên thành công, tuyệt đối không thể mất đi cửa ngõ Kinh Châu, cần phải đề nghị Quan Vũ giữ chặt Kinh Châu, đồng thời cử một cánh quân nhỏ quấy nhiễu quân Tào, để đi đến phối hợp với quân Xuyên rời Hán Trung Bắc phạt Tào Ngụy. Thế nhưng lịch sử đã không diễn ra theo cách đó.

Sau khi Quan Vũ ᴄʜếᴛ, quan hệ quân thần giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng càng trở nên xa cách, Lưu Bị dồn hết quân Xuyên tiến đánh Đông Ngô cũng không dẫn theo quân sư Gia Cát Lượng, có lẽ liên quan đến việc mất đi Kinh Châu và cái ᴄʜếᴛ của Quan Vũ.

Chẳng qua lúc này Lưu Bị không tiện thể hiện rõ, dẫu sao Tây Xuyên vẫn cần người quản lý. Nếu như Lưu Bị phạt Ngô thành công, chắc hẳn cuộc đời Gia Cát Lượng cũng khó có được cái kết tốt đẹp!