Tuy 3 nhà Ngụy, Thục và Ngô đều nổi lên tranh giành quyền lợi nhưng người thực sự quan tâm đến Hán thất là ai? Trên thực tế, trong Tam Quốc, chỉ có 3 người thực sự quan tâm đến Hán thất, trong đó Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô mỗi nước chỉ có một người.

Quý Hán, thường gọi là Thục Hán, quốc hiệu chính thức là Hán, miệt xưng Thục, là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc.

Khi triều đại nhà Hán suy yếu, Lưu Bị – một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán – đã tập hợp được nhiều tướng tài, cùng với sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng, đã chiếm được Kinh Châu rồi sau đó là vùng Ba Thục và Hán Trung. Với những vùng đất này, Lưu Bị đã có vị thế khá vững chắc ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Vào năm 219, Lã Mông, một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã ᴛấɴ ᴄôɴɢ và chiếm được Kinh Châu cho Tôn Quyền. Không những vậy, Quan Vũ, em kết nghĩa và cũng là dũng tướng của Lưu Bị, bị bắt và chém đầu. Sau khi Tào Phi truất ngôi Hán Hiến Đế năm 220, Lưu Bị đã xưng đế, đặt quốc hiệu là Hán, các sách sử thời sau gọi là Thục Hán.

Năm 263, nhà Thục Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ sau khi quân Thục đại bại dưới tay nhà Ngụy trong trận đánh cuối cùng. Tuy 3 nhà Ngụy, Thục và Ngô đều nổi lên tranh giành quyền lợi nhưng người thực sự quan tâm đến Hán thất là ai?

Trên thực tế, trong Tam Quốc, chỉ có 3 người thực sự quan tâm đến Hán thất, trong đó Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô thì mỗi nước chỉ có một người.

Thứ nhất, Tuân Úc

Tuân Úc là một mưu sĩ và đại thần thời Đông Hán. Ông chính là một trọng thần nổi tiếng của Tào Tháo, có công lớn giúp vị quân chủ này gây dựng sự nghiệp. Tuân Úc được Tào Tháo gọi là “Ngộ chi Tử Phòng”, nhằm so sánh ông với Tử Phòng, người năm xưa giúp Hán Cao Tổ dựng nghiệp.

Tuân Úc là một trọng thần của Tào Tháo.

Tuy phục vụ cho Tào Tháo nhưng Tuân Úc luôn hướng về nhà Hán. Ban đầu Tuân Úc tìm đến Thứ sử Ký Châu là Viên Thiệu và được thu dụng. Sau một thời gian, nhận thấy Viên Thiệu không thể làm nên việc lớn là phò tá nhà Hán nên Tuân Úc đã tìm đến Đông quận, thuộc Duyện Châu để theo Tào Tháo vào năm 191.

Lúc bấy giờ, Tào Tháo tuy là người không có thế lực cao nhưng ông có công lớn trong quá trình chinh ph.ạt Đổng Trác. Ngoài ra, Tào Tháo còn có công cứu giá kịp thời cho Hán Hiến đế, từ đó có được bước đệm quan trọng cho quá trình gây dựng sự nghiệp sau này.

So với các chư hầu khác lúc bấy giờ, Tào Tháo được đánh giá là vẫn nhiệt huyết và trung thành với nhà Hán hơn.

Chính vì nhìn thấy điều đó nên Tuân Úc mới chọn theo Tào Tháo, hy vọng có thể hỗ trợ, cùng chung sức giúp đỡ Hán thất.

Có thêm Tuân Úc cùng việc chiêu mộ được nhiều nhân tài nên thế lực của Tào Tháo ngày càng phát triển nhanh chóng. Sau đó, nghe theo lời khuyên của Tuân Úc, Tào Tháo đến đón Hán Hiến đế trở về Hứa Xương. Đây được coi là nước cờ chính trị quan trọng, căn bản để tạo nên sự thành công của Tào Tháo và tập đoàn Tào Ngụy sau này.

Chính tôn chỉ phụng thiên tử để lệnh chư hầu của Tào Tháo đã giúp vị quân chủ này được coi là đứng về phía chính nghĩa và có thể thu hút thêm nhiều nhân tài.

Xuất phát điểm là trung thành và muốn giúp Hán thất, nhưng khi thực lực của Tào Tháo ngày càng mạnh, tham vọng của ông cũng ngày càng lớn. Tào Tháo không còn muốn làm tướng của nhà Hán nữa mà muốn xưng vương.

Việc tự mình muốn xưng vương cũng tỏ rõ ý định ᴄướᴘ ngôi nhà Hán của Tào Tháo. Điều này khiến Tuân Úc bất bình và thất vọng vì không ngờ việc Tào Tháo trợ giúp nhà Hán bấy lâu nay chỉ là chiêu bài. Chính điều này đã tạo nên mâu thuẫn ngày càng lớn và gay gắt giữa Tuân Úc và Tào Tháo.

Có thể nói rằng, cả đời Tuân Úc luôn một lòng trung thành với nhà Hán, nếu không ông sẽ không lựa chọn tự sát khi thấy Hán thất không còn cơ hội phục hưng.

Ngay sau khi Tuân Úc mất không lâu Tào Tháo tiến phong Ngụy Vương, lập nên Ngụy Quốc.

Nếu như Tuân Úc lựa chọn theo phe Tào Tháo một cách triệt để, nhiều khả năng sau này cũng sẽ không có việc Tư Mã Ý soán quyền, khiến cho bao cơ nghiệp tranh bá thiên hạ của Tào Tháo đều dâng vào tay người khác.

Thứ hai, Gia Cát Lượng

Ngoài Tuân Úc của Tào Ngụy, Gia Cát Lượng của Thục Hán cũng chính là một trong số ít người hết lòng vì Hán thất. Gia Cát Lượng được đánh giá là một trong những mưu sĩ kiệt xuất nhất trong Tam Quốc.

Sau khi Tào Tháo xưng vương vào năm 216, Gia Cát Lượng cũng thuyết phục Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, hết lòng phò tá vị quân chủ của Thục Hán chống lại Tào Ngụy với ngọn cờ phục hưng Hán thất.

Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Bị và đại nghiệp phục hưng Hán thất.

Việc Gia Cát Lượng thuyết phục Lưu Bị xưng đế tuy bề ngoài là chống lại hoàng đế nhà Hán, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ lại hợp lý. Bởi lẽ, sau khi Tào Tháo qua đời, vào tháng 10 năm 220, Tào Phi đã phế truất Hán Hiến đế để soán ngôi nhà Hán, và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, tức Tào Ngụy Văn đế.

Mặt khác, Lưu Bị luôn tự xưng là hậu duệ của Hán thất. Do đó, việc Lưu Bị xưng đế vào năm 221 là hợp lý.

Sau đó, dù Lưu Bị đại bại trọng trận Di Lăng và qua đời tại thành Bạch Đế vào năm 223 nhưng Gia Cát Lượng vẫn không bao giờ quên mục tiêu phục hưng Hán thất.

Gia Cát Lượng đích thân thống lĩnh đại quân Thục Hán tiến hành chiến dịch Bắc phạt. Đáng tiếc, vị thừa tướng của Thục Hán lại lâm bệnh nặng và qua đời đột ngột tại gò Ngũ Trượng vào năm 234 khi chiến dịch Bắc phạt và sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở.

Thứ ba, Tôn Kiên

Ở Đông Ngô, thực tế hầu hết nhiều người đều không trung thành với nhà Hán, họ chỉ trung thành với lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền, lại là một trường hợp đặc biệt. Vào giai đoạn mà Tôn Kiên sinh sống, tình hình nhà Đông Hán vẫn chưa hoàn toàn sụp đổ, do đó, vị tướng tài giỏi này vẫn rất trung thành với nhà Hán.

Trong thời gian quyền thần Đổng Trác thao túng triều đình nhà Hán, không phải chư hầu nào cũng muốn đ.ánh Đổng Trác. Bởi chỉ khi thiên hạ l.oạn l.ạc thì họ mới có cơ hội để trở nên lớn mạnh hơn và giành lấy được lợi ích.

Thế nhưng trong nhóm này có hai người khác biệt. Đó là Tào Tháo và Tôn Kiên. Cả hai đã nỗ lực chiến đấu, thậm chí là liều lĩnh để có thể dẹp l.oạn Đổng Trác và giải cứu hoàng đế nhà Hán.

Tôn Kiên là người đặt nền móng xây dựng cho Đông Ngô thời Tam Quốc.

Trong khi Tào Tháo về sau làm trái với mục tiêu ban đầu của mình là phò tá nhà Hán, thì Tôn Kiên đến ᴄʜếᴛ vẫn có chí trung liệt với vương triều này.

Năm 191, khi liên minh các lộ chư hầu bất hoà và quay sang đ.ánh lẫn nhau, khi đang trên đường trở về Giang Đông, Tôn Kiên đã giao tranh với quân của Thứ sử Kinh Châu là Lưu Biểu. Không may Tôn Kiên đã bị trúng tên và t.ử trận trong quá trình truy đuổi quân địch ở Hiệp Sơn. Năm đó vị tướng tài ba này chỉ mới 37 tuổi.

Theo ghi chép trong sử sách, Tôn Kiên được đánh giá là người hiệp nghĩa, dũng mãnh cương nghị và trung thành với nhà Hán.

Tôn Kiên chính là người đặt nền móng cho con trai là Tôn Quyền lập ra Đông Ngô thời Tam Quốc.

Bài viết tham khảo nguồn: Qulishi, Baidu, 163