Không chỉ Chu Nhiên, những người từng ʜạɪ Quan Vũ như My Phương, Phó Sĩ Nhân, Mã Trung đều được La Quán Trung “cải biên” cho một cái ᴄʜếᴛ khác.
Mất Kinh Châu và Quan Vũ khiến Lưu Bị nóng lòng muốn ʙáᴏ ᴛʜù Đông Ngô. Tuy nhiên lúc đó lại xảy ra nhiều biến cố khiến Lưu Bị tạm gác việc đ.ánh Đông Ngô và làm lễ lên ngôi hoàng đế. Lễ được tiến hành ở phía nam núi Vũ Đương thuộc Thành Đô, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục Lưu Hiệp, đặt niên hiệu là Chương Vũ. Từ đó nhà Thục Hán bắt đầu.
Trận Di Lăng là trận chiến giữa nước Thục Hán và nước Đông Ngô năm 221-222 thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 222, Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng hay còn gọi là trận Khiêu Đình hoặc trận Hào Đình, Triệu Vân đóng quân ở Giang Châu, được tin Ngô Ban báo toàn quân đại bại, vội dẫn quân ra chi viện, nhưng khi chưa tới mặt trận thì Lưu Bị đã rút về thành Bạch Đế, nên chia quân ra đóng ở Vu Huyện, dựa vào địa hình hiểm trở để phòng thủ.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã hư cấu ra chiến tích không có thật của nhân vật Triệu Vân là ra hộ tống Lưu Bị ở núi Mã Yên, đâᴍ ᴄʜếᴛ tướng Chu Nhiên, đẩy lui quân Đông Ngô. Trên thực tế Chu Nhiên trở thành đại đô đốc Đông Ngô năm 245, đến năm 249 mới mất (còn Triệu Vân đã mất từ năm 229).Có nhiều ý kiến nhận định rằng, tác giả La Quán Trung có ý muốn “ᴛʀả ᴛʜù” giùm cho Quan Vũ, nên trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa đã hư cấu nên cái ᴄʜếᴛ của những người đã hại Quan Vũ, như My Phương, Phó Sĩ Nhân, Mã Trung, Phan Chương, Chu Nhiên…
Danh tướng Chu Nhiên
Chu Nhiên (189 – 249) – một danh tướng lừng danh của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Mặc dù ông là bạn thuở thiếu thời của Đông Ngô Đại Đế Tôn Quyền, nhưng lại không bao giờ được giao trọng trách hay được đảm nhiệm các chức vụ cao trước khi Lã Mông đ.ánh ch.iếm được phía nam Kinh Châu năm 219, khi đó ông được giao nhiệm vụ hỗ trợ tr.uy b.ắt tướng địch là Quan Vũ.
Lúc Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường phục kích. Chu Nhiên để sổng Quan Vũ, nhưng bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt sống được Vũ cùng Quan Bình và Triệu Lũy.
Năm 1984, trong quá trình xây dựng nhà máy dệt, các công nhân tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ tại một ngôi làng ở Mã An Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Diện tích khu lăng mộ này là khá lớn và có dấu vết của sự tàn ph.á do con người gây ra.
Lăng mộ của danh tướng Chu Nhiên hiện đang được bảo tồn và địa điểm cho du khách tham quan. Hình ảnh: Sohu
Di vật được tìm thấy trong lăng mộ danh tướng Chu Nhiên. Hình ảnh: Sina
Sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định ngôi mộ này đã hơn 1.700 năm tuổi và có từ thời Tam Quốc. Dựa vào hơn 140 di vật toàn bộ là đồ thủ công bằng gỗ sơn mài và tấm văn bia được tìm thấy trong lăng mộ, họ xác định chủ nhân ngôi mộ chính là Chu Nhiên – danh tướng nước Đông Ngô thời Tam Quốc.
Phát hiện ch.ấn đ.ộng
Trong tiểu thuyết lừng danh của La Quán Trung, danh tướng Chu Nhiên truy đuổi theo Lưu Bị trong trận Di Lăng (năm 222) và bị hổ tướng Triệu Vân đ.âm ᴄʜếᴛ.
Thế nhưng theo ghi chép được tìm thấy trong lăng mộ, người ta phát hiện ra rằng sự kiện này hoàn toàn không có thật, tác giả La Quán Trung chỉ có ý muốn “ᴛʀả ᴛʜù” giùm cho Quan Vũ nên đã hư cấu nên cái ᴄʜếᴛ của những người đã ʜạɪ Quan Vũ, như: My Phương, Phó Sĩ Nhân, Mã Trung, Phan Chương, Chu Nhiên…
Theo ghi chép lịch sử, năm 245, Lục Tốn qua đời, Chu Nhiên tiếp quản chức vụ Đại Đô Đốc nước Đông Ngô và qua đời 4 năm sau đó. Sự thật là Chu Nhiên mất vì một cơn bạo bệnh, tức là 20 năm sau khi Triệu Vân qua đời (năm 229).
Như vậy Triệu Vân không hề ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ đại đô đốc Đông Ngô Chu Nhiên và Chu Nhiên cũng không qua đời do bị sát ʜạɪ. Thậm chí đám tang của danh tướng Chu Nhiên được tổ chức rất hoành tráng, được cho là lớn thứ 3 chỉ sau tướng Lã Mông và Lăng Thống.
Lúc này đội khảo cổ mới ngỡ ngàng: “Hóa ra lâu nay chúng ta vẫn bị La Quán Trung ʟừᴀ”.
Ngoài phát hiện này, các chuyên gia còn tìm thấy một di vật kỳ lạ trong lăng mộ của Chu Nhiên. Đó là một đôi guốc gỗ ngả màu vàng, đã bị hư hỏng nhiều chỗ do quá lâu đời. Sau khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ học xác định đôi guốc này có hình dáng đặc biệt giống với loại guốc gỗ geta – biểu tượng của đất nước Nhật Bản.
Đôi guốc gỗ sau khi được khôi phục được tìm thấy trong lăng mộ Chu Nhiên. Hình ảnh: Baidu
Điều này khiến cho các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì hóa ra ở Trung Quốc cổ đại, từ 1.700 năm trước con người đã có thói quen sử dụng guốc gỗ. Và danh tướng Chu Nhiên hẳn cũng rất thích đi guốc gỗ nên nó mới trở thành vật tùy táng trong lăng mộ của ông.
Hiện nay, đôi guốc gỗ này là một di vật văn hóa quý hiếm được đặt ở Bảo tàng tỉnh An Huy và nó đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn hóa của đất nước tỷ dân. Bởi từ trước đến nay, những ghi chép về đời sống và văn hóa thời Tam Quốc vốn rất ít ỏi do ở thời điểm đó ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ ʟᴏạɴ ʟạᴄ xảy ra liên miên nên các sử gia chỉ tập trung vào việc ghi chép quân sự.