Theo Tam Quốc diễn nghĩa, nhờ có người này mà tên tuổi của Gia Cát Lượng mới được lưu danh thiên cổ.

Chúng ta thường nói, những người tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn, vô cùng quan trọng đối với cuộc đời chúng ta, đều được coi là quý nhân của chúng ta. Vậy trong thời kỳ Tam Quốc, quý nhân của Gia Cát Lượng là ai? Chắc hẳn nhiều người sẽ nói người ấy là Lưu Bị.

Tuy nhiên thực tế không phải vậy, Lưu Bị không phải là quý nhân của Gia Cát Lượng.

Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng tìm hiểu lý do.

Năm xưa Gia Cát Khổng Minh vẫn là một người làm nông, vả lại tuổi còn trẻ, chẳng hề có danh tiếng trong xã hội lúc bấy giờ.

Tuy tự xưng là Ngoạ Long, tự ví với Quản Trọng, Nhạc Nghị thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thế nhưng ông lại không có kinh nghiệm rèn luyện trong thực tế, chưa nhận được sự công nhận của mọi người.

Gia Cát Khổng Minh tự xưng là Ngoạ Long, điều này cũng chỉ có một số ít người ở Kinh Châu biết.

Một người dù có tài năng ra sao, nếu chưa từng có kinh nghiệm, cũng chưa từng thể hiện tài năng đó qua hành động và việc làm thực tế, người khác cũng sẽ chẳng tin tưởng, hiển nhiên người đó sẽ không nhận được sự trọng dụng từ họ.

Khi ấy, trong tay Lưu Bị không có nhân tài kiệt xuất, quả thật cần người có tài năng phò tá ông hoàn thành bá nghiệp.

Lúc này quý nhân của Gia Cát Lượng đã xuất hiện. Vị quý nhân ấy chính là Từ Thứ.

Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đ.ánh k.iếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao (tức Thạch Quảng Nguyên) đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã (thuộc quận Nam Dương) giúp Lưu Bị – lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu.
Hình ảnh nhân vật Từ Thứ trên phim.
Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đ.ánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đ.ánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đ.ánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đ.ánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang s.ay trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc.

Chính lúc này Từ Thứ đã tiến cử Gia Cát Khổng Minh trước Lưu Bị, nói rằng tài năng của Gia Cát Lượng hơn mình hàng trăm lần. Lưu Bị tin tưởng vào thời nói của Từ Thứ nên mới có ba lần bái phỏng lều tranh, mời Gia Cát Khổng Minh xuống núi phò tá mình.

Nếu như không có một người uy tín với Lưu Bị như Từ Thứ tiến cử, có lẽ Lưu Bị cũng đã không ba lần đi bái phỏng lều tranh mời Gia Cát Khổng Minh, và có thể Gia Cát Lượng sẽ mãi ở ẩn trong núi sâu.

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, La Quán Trung đã hư cấu tình tiết Tào Tháo sai người bắt chước nét chữ mẹ Từ Thứ, sự thật là mẹ Từ Thứ tự nguyện viết thư cho ông, không cự tuyệt Tào Tháo.

Tuy nhiên việc Từ Thứ không phục Tào Tháo, không hiến kế gì cho ông ta thì là thật, bởi sau khi sang Ngụy ông không có hoạt động gì nổi bật. Từ Thứ còn xuất hiện một lần nữa trước trận Xích Bích.

Ông biết được Bàng Thống bày kế liên hoàn để l.ừa Tào Tháo, nhưng ông nhớ lời hứa với Lưu Bị mà không tiết lộ cho Tào Tháo, mà lại theo kế của Bàng Thống bày cho, giả vờ xin Tào Tháo cho về lại phương Bắc để giữ hậu phương. Nhờ đó ông thoát khỏi trận chiến Xích Bích, nơi số lớn quân Tào bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ.

Việc Từ Thứ không trổ tài khi dưới trướng Tào Tháo khiến cho hậu thế tiếc nuối cho một tài năng.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi lên thay, ᴄướᴘ ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa.