Nhiều người cho rằng trận Xích Bích là công lao của Lưu BịGia Cát Lượng, thậm chí còn có người đặt câu hỏi rằng, nếu như trận Xích Bích không có Lưu Bị tham gia, thì chỉ dựa vào lực lượng của Đông Ngô, liệu Tôn Quyền có đánh bại được Tào Tháo không?

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa đông năm Kiến An thứ 13 giữa liên quân Tôn Quyền–Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo.

Đây cũng được coi là trận đánh góp phần tạo nên cục diện chia ba kinh điển thời Tam Quốc với 3 nước Tây Thục, Đông Ngô và Bắc Ngụy.

Năm 208, sau những thắng lợi ban đầu của Tào Tháo khi tiến đánh Kinh Châu, liên quân Thục – Ngô đã quyết định hợp sức chống lại Tào Tháo dưới sự chỉ huy của Chu Du. Nhờ những sai lầm của Tào Tháo mà trận Xích Bích đã kết thúc với chiến thắng quyết định của Thục – Ngô trước thế lực mạnh hơn gấp bội của Tào Tháo.

Kể từ đây, Tào Tháo không còn có thể huy động một lực lượng thủy quân đông đảo để đánh xuống Trường Giang được nữa. Hai phe Lưu Bị và Tôn Quyền từ đây có thể tự do giành lấy phần đất ở Kinh Châu. Sau cùng là tạo điều kiện cho sự hình thành của hai nước Thục Hán và Đông Ngô.

Nhiều người cho rằng trận Xích Bích là công lao của Lưu Bị và Gia Cát Lượng, thậm chí còn có người đặt câu hỏi rằng, nếu như trận Xích Bích không có Lưu Bị tham gia, thì chỉ dựa vào lực lượng của Đông Ngô, liệu Tôn Quyền có đánh bại được Tào Tháo không?

Đáp án thật bất ngờ, đó là hoàn toàn có thể.

Dựa vào đâu để có thể khẳng định, không liên minh với Lưu Bị, Tôn Quyền vẫn có thể đánh bại Tào Tháo?

Lý do thứ nhất:

Đông Ngô chiếm được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trước trận Xích Bích, Đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du vì để củng cố thêm lòng tin quyết chiến với Tào Tháo của Tôn Quyền đã phân tích rõ ràng lợi hại giữa hai bên Đông Ngô và Tào Tháo.

Đại quân của Tào Tháo đa phần là đến từ phía Bắc, lần đầu đến Giang Nam nhất định sẽ lạ nước lạ cái, không có sức chiến đấu. Ngược lại, quân đội Đông Ngô đều là người bản địa sẽ không mắc phải điều này.

Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.

Đại quân của Tào Tháo đa phần là kỵ binh và bộ binh được trang bị vũ trang nặng, lần đầu tham gia thủy chiến chắc chắn sẽ lo lắng, s.ợ hãi. Còn lính thủy của Đông Ngô có thể coi như đứng đầu, vô địch lúc bấy giờ, trên sông Trường Giang lại có lạch trời h.i.ể.m trở giúp phòng thủ.

Tào Tháo vừa chiếm được Kinh Châu, lòng người còn chưa phục đã vội vã đem quân đội Kinh Châu hợp nhất với quân đội của bản thân, sẽ khiến trong quân vàng thau lẫn lỗn, làm giảm sức chiến đấu. Cho nên, Giang Đông chính là đã chiếm được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Lý do thứ hai:

Trong trận Xích Bích, Lưu Bị cơ bản là không góp sức. Chúng ta không nên để bị tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” đánh lừa, trận Xích Bích thực sự không hề có chuyện “thuyền cỏ mượn tên” hay “đợi gió Đông lên” gì đó.

Gia Cát Lượng chỉ đi đàm phán mà thôi, ʜỏᴀ ᴄôɴɢ trong trận Xích Bích hoàn toàn là của phía Chu Du, việc ʜỏᴀ ᴛʜɪêᴜ liên thuyền cũng là kế hoạch tác chiến của Đông Ngô chứ không hề liên quan gì tới Lưu Bị.


Hình ảnh nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền trên phim.

Lưu Bị khi ấy có khoảng 2.000 binh mã, chỉ vừa đủ binh mã để tự bảo vệ chứ nào có dư thừa để tham chiến. Cho nên, trong trận Xích Bích, Lưu Bị về cơ bản chỉ đóng vai “đội cổ vũ” chứ không hề góp sức tham chiến.

Lý do thứ ba:

Bởi vì địa thế chiến lược của Giang Hạ nên Tôn Quyền mới phải kết liên minh với Lưu Bị. Chúng ta đều biết rằng, Tào Tháo xuôi Nam đánh Kinh Châu không tốn tí sức nào đã chiếm được chín quận Kinh Tương, chỉ còn lại duy nhất quận Giang Hạ do Lưu Kỳ trấn thủ.

Lưu Bị cũng chèn é.p, buộc Tào Tháo phải quay về Giang Hạ, Tào Tháo quyết tâm phải ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ được Lưu Bị. Nhưng nếu như Giang Hạ rơi vào tay Tào Tháo thì Đông Ngô chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm, vì Giang Hạ giống như cánh cửa bảo vệ Đông Ngô, nếu Tào Tháo chiếm được Giang Hạ cũng đồng nghĩa với việc cánh cổng bảo vệ Đông Ngô đã bị mở ra, lạch trời sông Trường Giang cũng sẽ mất đi một nửa ưu thế phòng vệ, Tào Tháo chắc chắn sẽ có thể chiếm được Đông Ngô. Cho nên, bởi vì tầm quan trọng của địa thế chiến lược vùng Giang Hạ nên Tôn Quyền mới kết liên minh với Lưu Bị.

Lý do thứ tư:

Đến nay, vẫn chưa có tư liệu chắc chắn về số lượng quân Tào tham gia chiến dịch tiến xuống phía Nam. Các nguồn sử liệu mà đáng tin nhất là các phần “Ngụy Chí”, “Ngô Chí” trong chính “Tam Quốc chí” miêu tả chủ yếu vẫn cho rằng con số rơi vào khoảng 23 vạn quân. Còn phía Tôn Quyền có khoảng 3 vạn quân.

Nhưng khá ít, nếu không muốn là gần như không có đề cập đến số quân của Lưu Bị tham gia trực diện vào trận chiến. Thậm chí, trong phần “Thục Chí” (ghi lại quá trình chiến đấu và hình thành nước Thục Hán của Lưu Bị) cũng không đả động đến số lượng quân tham gia liên minh với Tôn Quyền ở một trận đánh nổi tiếng như Xích Bích.

Cụ thể trong phần “Thục Chí, Gia Cát truyện” mô tả khi Gia Cát Lượng báo với Lưu Bị tình hình quân sự có nói như sau: “Trận này quân của Quan Vũ có lính thủy tinh nhuệ, quân của công tử Lưu Kỳ ở đất Giang Hạ, hợp lại không dưới vạn người”. Như vậy, có thể quân của Lưu Bị trước trận Xích Bích là khoảng 1 vạn quân (10.000 người), ít nhất nếu đem so với Tào Tháo và Tôn Quyền.

Có thể thấy, Lưu Bị không đem toàn bộ quân đội để đánh kiểu “tất tay” trong trận Xích Bích.

Từ các phân tích trên, có thể thấy Lưu Bị đã quyết tham gia liên minh với Tôn Quyền chống lại Táo Tháo, nhưng ông không hoàn toàn tin tưởng rằng kết cục cuốc chiến sẽ là chiến thắng. Vì thế nên không muốn dồn tất cả lực lượng vào trận đánh.

Chúng ta có thể đoán rằng Lưu Bị đã dành riêng cho mình “lối thoát” trong trường hợp liên quân Tôn Lưu thất bại. Đây là điều khá dễ hiểu vì Lưu Bị là một nhà chính trị và ông sẽ luôn tính toán đến các bước đi dài hơi chứ không dồn lực cho một “canh bạc” khó khăn như Xích Bích.

Vì vậy, dựa trên bốn luận điểm phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng trận Xích Bích cho dù Tôn Quyền không kết liên minh với Lưu Bị thì vẫn hoàn toàn có đủ năng lực chống lại Tào Tháo.