Đằng sau nhân nghĩa, còn có một Lưu Bị dũng mưu gồm đủ, văn võ song toàn. Có như thế Thục chủ mới đủ sức tranh hùng cùng hai họ Tào – Tôn, mới đủ khả năng tam phân thiên hạ, trở thành một trong ba bá chủ vĩ đại nhất của Tam Quốc lúc bấy giờ.
Lưu Bị “dũng” thế nào?
Thuở mới khởi binh lập nghiệp chỉ với vài trăm bộ hạ, Lưu Bị chẳng thể nào đứng chỉ tay năm ngón mà cũng phải tự mình ra trận ᴄʜéᴍ ɢɪếᴛ như ai, bằng chứng được Tam Quốc Chí ghi lại: “Bị gắng sức chiến đấu có công” hoặc “mấy lần lập chiến công”. Không những vậy, Lưu Bị còn chứng tỏ bản lĩnh của một đại soái khi đích thân ᴄʜéᴍ tướng lập uy:
– ᴄʜéᴍ Dương Phụng, Hàn Tiêm: “Dương Phụng – Hàn Tiêm ᴄướᴘ bóc ở khoảng giữa Từ – Dương, Tiên Chủ đón đánh, ᴄʜéᴍ được cả”.
– ɢɪếᴛ Xa Trụ: “Tiên Chủ giữ Hạ Bì, bọn Linh trở về, Tiên Chủ bèn ɢɪếᴛ Thứ sử Từ Châu Xa Trụ, để Quan Vũ trấn thủ Hạ Bì, còn mình thân về Tiểu Bái”.
– ᴄʜéᴍ Sái Dương: “Tào Công sai Sái Dương đánh Bị, Sái Dương bị Tiên Chủ ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ ở đó”.
Lưu Bị (161 – 223, tự Huyền Đức) là hoàng đế khai quốc của Thục Hán thời Tam Quốc. Người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa vốn đã quen với hình ảnh một Lưu Bị hiền lành nhu nhược, hơi tí là khóc và có vẻ chẳng được tích sự gì. Đó là vì được phân vào tuyến nhân vật chính diện nên tính cách cũng như tài năng của ông đã bị bóp méo và lược bỏ khá nhiều để phù hợp với hình tượng vị vua nhân từ đức độ. Trong khi thực tế, bộ chính sử Tam Quốc Chí lại cho thấy một Lưu Bị gần như hoàn toàn trái ngược.
Tam Quốc Diễn Nghĩa gần như đem hết những chiến tích này trao cho Quan Vũ. Có lẽ La tiên sinh sợ rằng viết những câu đại loại như: “Huyền Đức sấn lại, vung k.iếm một nhát ᴄʜéᴍ Trụ ngã lăn xuống đất rồi ch.ặt lấy đầu” thì ôi thôi, còn gì là hình tượng “nhân vương” hiền lành mà tác giả đã khổ công xây dựng nữa ?!
Ngoài ra, Tam Quốc Diễn Nghĩa đặc tả chuyện Quan Vũ một đ.ao tới hội, xem như một giai thoại anh hùng. Nhưng lại kể không chính xác về việc trước khi Xích Bích diễn ra, Lưu Bị cũng đã một mình sang Giang Đông gặp Chu Du.
Giang Biểu truyện chép: “Bị bảo Quan Vũ – Trương Phi rằng: “Bên kia muốn ta thân tới đó, nay ta liên kết với Đông Ngô mà chẳng chịu qua đó, không phải với tình đồng minh vậy”. Bèn tự cưỡi một chiếc thuyền nhỏ đến diện kiến Du”.
Sai lệch ở chỗ, Tam Quốc Diễn Nghĩa nói Lưu Bị có dẫn theo Quan Vũ, trong khi sự thật là ông ta chỉ đi một mình. Thành ra, màn song kiếm phó hội “ngầu” không kể xiết của Lưu Bị đã bị nhấn chìm để làm nền cho cái uy của Quan Vũ, trong khi rất có thể người khiến cho Chu Du “thất kinh, mồ hôi đổ toát ra cả áo” là Huyền Đức chứ chẳng phải Vân Trường.
Lưu Bị “mưu” ra sao?
Lưu Bị hữu dũng, vậy còn mưu? Nhiều người cho rằng đó là hành động đánh rơi đũa l.ừa Tào Tháo lúc uống ʀượᴜ luận anh hùng. Tuy nhiên, người viết nghĩ đó chẳng qua là một mẹo nhỏ, hoặc đơn giản chỉ là hành động lỡ tay nhất thời, có thể không bàn tới. Mưu ở đây là mưu kế đánh trận, ví như, h.ỏa công Bác Vọng, hay ph.óng h.ỏa Hoa Dung.
Tam Quốc Diễn Nghĩa đem công Bác Vọng ghi cho Khổng Minh, chặn Hoa Dung nhường cho Quan Vũ. Trong khi thực tế, lúc Hạ Hầu Đôn đánh Bác Vọng, Khổng Minh vẫn chưa xuất sơn, cho nên: “Tiên Chủ đặt phục binh, một sớm tự đ.ốt bỏ quân doanh vờ trốn chạy, bọn Đôn đuổi theo, bị phục binh của Bị đánh tan ở đấy”.
Về phần Hoa Dung, Sơn dương công tái ký chép lời Tào Tháo: “Lưu Bị, xứng đáng là đối thủ của ta, chỉ hiềm hành động hơi chậm chạp, nếu hắn ph.óng h.oả sớm hơn một chút, chúng ta đã ᴄʜếᴛ rồi”. Cho nên rất có khả năng người “khéo tính đường Hoa Dung” là Lưu Bị chứ không phải Gia Cát Lượng.
Không chỉ vậy, sẽ thế nào nếu việc cố tình thả Tào Tháo, với những lợi ích quân sự ch.ính tr.ị góp phần quyết định việc chia ba thiên hạ sau này, là mưu kế của Lưu Bị chứ không phải Khổng Minh?
Văn chương Lưu Bị hẳn là không bằng Tào Tháo, nhưng nói ông ta dốt nát thì quả thực sai lầm.
Đến đây, hẳn nhiều người thắc mắc: Nếu Lưu Bị tài giỏi như vậy, sao ông ta đánh trận toàn thua?
Đó là bởi Lưu Bị khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, luôn ở vào tình thế binh ít tướng mỏng, ngồi chưa nóng chỗ đã bị địch đánh tới nhà. Lần duy nhất binh lực ông ta miễn cưỡng có thể so kè với Tào Tháo là trận tranh Hán Trung, và trận đó Lưu Bị thắng.
Tam Quốc Chí là pho chính sử về thời Tam Quốc, do Trần Thọ biên và Bùi Tùng Chi chú giải. Đây được coi là cơ sở dữ liệu lịch sử để La Quán Trung viết Tam Quốc Diễn Nghĩa – bộ tiểu thuyết chương hồi lừng lẫy, một trong Tứ đại danh tác Trung Hoa cổ.
Cuối cùng, văn võ song toàn là cớ làm sao? Võ thì tạm chấp nhận đi, nhưng văn thì nghe nói Lưu Bị ghét đọc sách mà?
Ghét, chứ không hẳn là hoàn toàn không đọc. Tam Quốc Chí – Thục thư – Chu Quần truyện, có kể về một người tên Trương Dụ, vì ph.ạm t.ội ph.ản nghịch nên bị x.ử ᴄʜéᴍ, Gia Cát Lượng dâng biểu xin tội, Lưu Bị đáp: “Hoa lan thơm ngát nảy nở cửa ngoài, không thể không bẻ”. Ngụ ý rằng: Nhân tài mà không thể sử dụng, nhất định phải ɢɪếᴛ đi. Cách nói ẩn dụ thế này, có thể xuất phát từ một người hoàn toàn không đọc sách hay sao?
Thêm vào đó, Gia Cát Lượng tập chép lại di chiếu của Tiên Chủ sắc mệnh cho Hậu Chủ rằng: “Ngươi nên đọc sách Hán thư – Lễ ký, những lúc nhàn nhã nên xem các sách của Chư tử cùng với Lục Thao – Thương quân thư, cũng giúp tăng thêm ý chí và trí tuệ”. Nếu Bị chưa từng đọc những sách này, có thể mạnh miệng bắt con mình đọc chăng?
Cho nên, văn chương Lưu Bị hẳn là không bằng Tào Tháo, nhưng nói ông ta dốt nát thì quả thực sai lầm.
Kết
Lạm bàn vài dòng như thế, không hề có ý muốn chê trách đại tác gia La Quán Trung đã tạo ra một Lưu Bị méo mó so với lịch sử, mà chỉ là để độc giả phần nào biết được rằng: Đằng sau nhân nghĩa, còn có một Lưu Bị với tính cách và tài năng như thế, mới đủ sức tranh hùng cùng hai họ Tào – Tôn, mới đủ khả năng tam phân thiên hạ, trở thành một trong ba bá chủ vĩ đại nhất của Tam Quốc lúc bấy giờ.