Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, Ngũ hổ tướng ᴄʜếᴛ, Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu đều được phong tước hiệu, nhưng chỉ duy nhất mỗi Triệu Vân là không có. Lưu Thiện đã vong ơn bội nghĩa, không nhớ đến ân tình sao?

Trong 3 lãnh đạo Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, nhân vật Tào Tháo vẫn luôn là người gây tranh cãi nhiều nhất. Hậu nhân đều nói ông là gian tặc, gian hùng. Còn Lưu Bị được biết đến như một tượng đài nhân nghĩa, trong mắt mọi người, bất kể làm gì, ông là một người tốt, một người có tấm lòng bao dung, nhân nghĩa. Tất cả những điều đó khiến ông trở thành một nhân vật chính diện điển hình.

Thế nhưng là con trai của Lưu Bị, hậu chủ tiếp quản Thục Hán – Lưu Thiện lại hoàn toàn khác biệt với người cha của mình.

Lưu Thiện (207 – 271), trở thành quân chủ nhà Thục Hán sau khi Lưu Bị qua đời năm 223. Tân vương của nhà Thục Hán được Gia Cát Lượng và nhiều nhân tài phò tá nên thời gian đầu trị vì vô cùng thuận lợi. Mặc dù là bậc đế vương lúc 17 tuổi nhưng Lưu Thiện ngu ngốc không ai sánh bằng, sủng hạnh quan thần quá độ, chỉ biết ham mê hưởng lạc.

Sau khi Ngũ hổ tướng ᴄʜếᴛ, Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu đều được phong tước hiệu, nhưng chỉ duy nhất mỗi Triệu Vân là không có.

Tại sao lại như vậy? Được Triệu Vân cứu một mạng nhưng Lưu Thiện đã vong ơn bội nghĩa, không nhớ đến ân tình sao?

Được biết, Triệu Vân từng một mình xả thân lao vào trăm nghìn quân Ngụy để cứu A Đẩu (Lưu Thiện) trong trận Trường Bản.

Năm 208, Tào Tháo đánh xuống phương Nam, truy đuổi Lưu Bị ở Đương Dương, Tràng Bản, Lưu Bị phải bỏ cả vợ con tháo chạy. Triệu Vân đã đơn thương độc mã vừa ôm ấu chúa A Đẩu (Lưu Thiện) vừa bảo vệ Cam Phu nhân tả xung hữu đột, lao thẳng vào vòng vây quân Tào, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ vô số tướng địch.

Sau đó, ngay cả chủ tử Lưu Bị cũng lên tiếng cảm ơn và khen ngợi cho sự dũng cảm của Triệu Vân. Chỉ với điều này, đáng lý ra Lưu Thiện phải nhớ ơn Triệu Vân cả đời.


Hơn nữa, trận Trường Bản không phải là lần duy nhất Triệu Vân cứu Lưu Thiện. Về sau, khi Tôn Thượng Hương (vợ của Lưu Bị) bắt Lưu Thiện đi, Triệu Vân đã đơn thân độc mã vượt sông cứu giá, trở thành danh tướng biểu tượng cho sự trung thành và dũng cảm thời Tam Quốc.

Bất kể thuở nhỏ Lưu Thiện đã thân cận với Triệu Vân thế nào, nhưng điều này cũng không thể che lấp được sự thật vong ơn bội nghĩa của ông.

Triệu Vân dưới trướng Lưu Bị cứ mãi là tướng quân tạp hiệu (không có tước hiệu rõ ràng). Chức vị của Ngũ hổ tướng thời đó bao gồm: Tiền tướng quân Quan Vũ, Tả tướng quân Trương Phi, Hữu tướng quân Mã Siêu và Hậu tướng quân Hoàng Trung. Ngoài Tứ phương tướng quân này, những thống lĩnh khác đều là tướng quân tạp hiệu. Mà danh xưng Ngũ hổ tướng chỉ được La Quán Trung thêm vào để đề cao và bù đắp cho sự “bị ghẻ lạnh” của Triệu Vân mà thôi.

Những năm cuối của thời Tam Quốc, Triệu Vân cứu Hoàng Trung ở Hán Thủy, lĩnh binh chống đại quân chủ lực của Tào Ngụy, ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ Hàn gia ngũ tướng. Với những chiến công lẫy lừng này, Triệu Vân lại không được truy phong tước hiệu quả là chuyện phi lý.

Cách làm của Lưu Thiện đã khiến thần dân nước Thục bất mãn. Cũng giống như trong công ty/xí nghiệp hiện nay, một nhân viên cốt cán làm nên nhiều công lao và có ân huệ với sếp lớn, nhưng sau khi nghỉ hưu mới phát hiện bản thân không được trọng vọng, ngay cả hàng ngũ tiêu biểu cũng không có tên. Ai trong trường hợp này cũng đều cảm thấy bất công và tiếc nuối cho những gì đã bỏ ra nhưng không được công nhận.


Cuối cùng, sau khi Khương Duy lên nắm quyền, ông mới đưa hàng loạt cái tên đã đóng góp công sức to lớn trong đại nghiệp của Lưu Bị vào sử sách. Theo đó, Khương Duy đã tôn vinh thành tích của Triệu Vân và phong hiệu “Thuận bình hầu”. Thế nhưng nếu so với 4 vị Hổ tướng còn lại, chức “Thuận bình hầu” này không đáng bằng một nửa.

Ngẫm lại một đời của Triệu Vân, không được trọng dụng nhưng một lòng một dạ hành sự vì chủ, không màng danh lợi hay chiến công, tận chức tận trách và hào hiệp cống hiến cho sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Lưu Bị.

Theo đó, cách làm của Lưu Thiện đối với ân nhân cứu mình một mạng đã khiến ông trở thành “kẻ vong ân bội nghĩa” nhất Tam Quốc!

(Nguồn: Sohu)