Khương Duy vốn dĩ không phải là người kế nhiệm của Gia Cát Lượng. Bản thân Gia Cát Lượng đã chuẩn bị cho chuyện này từ rất sớm và hết lòng bồi dưỡng cho người này nhưng tiếc rằng người này đoản mệnh.
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, được biết tới với vai trò mưu sĩ của Lưu Bị vào thời Tam quốc.
Ông có tài năng trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật cho tới giáo dục, phong thủy, phát minh kỹ thuật. Trong lịch sử, rất hiếm người có tài năng toàn diện trên khắp các lĩnh vực như ông.
Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Gia Cát Lượng được tồn tại như một vị thần. Tài trí thông minh cùng khả năng thần toán của ông khiến người người kính trọng và nể sợ. Gia Cát Lượng gặp chuyện gì cũng không hoang mang hoảng sợ mà vẫn luôn bình tĩnh đối mặt và suy nghĩ cách ứng phó.
Khi quyết định xuống núi phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã vạch ra “Long Trung đối sách” trên con đường xây dựng đại nghiệp. Chiến lược này được coi là nền tảng để Lưu Bị đánh chiếm đất nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền, trở thành cơ sở cho việc thành lập nhà nước Thục Hán sau này.
Trước lúc qua đời, Lưu Bị đã giao nước Thục và con trai của mình là Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng. Điều này chứng tỏ Lưu Bị vô cùng an tâm khi có Gia Cát Lượng làm quân sư bên cạnh.
Sau khi lên ngôi, mặc dù là quân chủ một nước nhưng Lưu Thiện lúc nào cũng cần có Gia Cát Lượng kề cận để ra chủ ý và đối sách. Có thể nói, toàn bộ đại quyền của nước Thục Hán đều nằm trong tay của Gia Cát Lượng.
Di ngôn của Lưu Bị dành cho Gia Cát Lượng chính là: Không nhất thiết phải để Lưu Thiện kế thừa Hoàng vị. Điều quan trọng nhất là phải bảo vệ thành trì và giữ vững giang sơn cực khổ mới có được.
Chí hướng của Gia Cát Lượng cũng giống với Lưu Bị. Thế nhưng, ông không hề yên tâm khi giao trọng trách cai quản một nước cho Lưu Thiện. Đồng thời, tuổi của ông đã không còn trẻ, không thể sống mãi để hiến kế bảo vệ đất nước và mở rộng bờ cõi.
Đến đây, Gia Cát Lượng chắc chắn phải tìm ra người kế thừa di ngôn của mình, tiếp tục thực hiện sự nghiệp chưa hoàn thành.
Được biết, Khương Duy, là một đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là học trò, người kế thừa trung thành di nguyện “Bắc phạt trung nguyên, khôi phục Hán triều” của thừa tướng Gia Cát Lượng.
Vậy thì tại sao mãi đến hơn 20 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời thì Khương Duy mới bắt đầu thực hiện di ngôn hoàn thành sự nghiệp dang dở?
Thật ra, Khương Duy vốn dĩ không phải là người kế nhiệm của Gia Cát Lượng. Bản thân Gia Cát Lượng đã chuẩn bị cho chuyện này từ rất sớm. Ông đã hết lòng bồi dưỡng cháu trai của mình là Gia Cát Kiều.
Gia Cát Kiều (204 – 228), tự Bá Tùng, là con trai thứ hai của Tả tướng quân Đông Ngô Gia Cát Cẩn. Gia Cát Kiều nổi danh cùng với anh trai Gia Cát Khác. Người đương thời nhận định tài năng của Gia Cát Kiều kém hơn anh cả, nhưng phẩm tính lại hơn hẳn.
Gia Cát Kiều thông minh bẩm sinh. Nghe nói, Gia Cát Kiều có trí nhớ rất tốt, học gì cũng nhanh. Lúc lên 2 tuổi, ông đã có thể nhận biết được mặt chữ. Lên 3 tuổi, ông có thể đọc làu làu Tứ thư Ngũ kinh.
Gia Cát Cẩn thấy em trai Gia Cát Lượng dành cả đời cho nước Thục, tuổi đã lớn nhưng không có con, nên ông đã gửi con trai cho Gia Cát Lượng chăm sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, Gia Cát Kiều đã tiến bộ không ngừng, người đã tài giỏi nay lại càng xuất chúng hơn.
Những tưởng nước Thục sẽ có được một “Gia Cát Lượng thứ hai”, nhưng nào ngờ đời không như là mơ. Gia Cát Kiều tài giỏi, văn hay chữ tốt, tư chất thông minh, nhưng đến cùng lại không thể tránh khỏi bệnh tật.
Gia Cát Kiều qua đời đã để lại nỗi tiếc thương vô bờ cho Gia Cát Lượng. Thứ ông mất đi không chỉ là một người thân quan trọng, mà còn là tâm huyết của hơn 20 năm.
Đau lòng là thế, nhưng Gia Cát Lượng vẫn ý thức được việc tìm ra người kế nhiệm mới là điều quan trọng nhất. Sau đó, ông đã gửi gắm niềm hy vọng vào Khương Duy.
Thời điểm đầu cơ cho nước Thục, Khương Duy đã 26 tuổi. Khương Duy lớn hơn Gia Cát Kiều vài tuổi, nhưng xét về sự tài hoa thì lại kém hơn. Vì vậy, nếu không phải bệnh tật qua đời thì người kế nhiệm Gia Cát Lượng chính là Gia Cát Kiều.
(Nguồn: Sohu)