Trong số các trận đơn đấu kinh điển thời Tam Quốc, trận đấu giữa Trương Phi và Mã Siêu được coi là hấp dẫn hơn cả, bởi thời gian giao chiến dài nhất, từ ban ngày cho tới tận đêm tối. Nhưng dưới trướng của Lưu Bị còn có các dũng tướng như Quan Vũ, Triệu Vân và Hoàng Trung. Ba người này có đủ sức đơn đấu với Mã Siêu?
Nhắc tới giai đoạn lịch sử vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, điều được hậu thế cảm khái hơn cả không phải là các trận chiến tranh giành địa bàn giữa các chư hầu, càng không phải là cảnh trăm vạn hùng quân ᴄʜéᴍ ɢɪếᴛ lẫn nhau mà chính là những màn tỷ thế gay cấn giữa các võ tướng có tiếng thời bấy giờ.
Giờ đây mỗi khi đánh giá về vị thế của họ trong thời đại chẳng thiếu bóng nhân tài khi ấy, người đời thường phân định bằng chiến tích trên trận mạc hoặc kết cục của những màn đấu tay đôi để xếp hạng cao thấp.
Trong số các trận đơn đấu kinh điển thời Tam Quốc, trận đấu giữa Trương Phi và Mã Siêu được coi là hấp dẫn hơn cả, bởi thời gian giao chiến dài nhất, từ ban ngày cho tới tận đêm tối.
Theo đó, trong chiến dịch Tây Xuyên, khi Lưu Bị tiến công Thành Đô, Lưu Chương bấy giờ đã cầu sự giúp đỡ từ phía Trương Lỗ, thậm chí còn hứa cắt nhường địa phận 20 châu.
Trương Lỗ đã cử Mã Siêu đưa quân tiến vào Tây Xuyên để nghênh chiến với phe Lưu Bị.
Bấy giờ, khi hai bên gặp nhau ở ải Hà Manh, Trương Phi và Mã Siêu đã có màn đơn đả độc đấu trước trận chiến. Hai bên giao chiến với hơn 200 hiệp mà vẫn không phân thắng bại. Thậm chí, đến khi trời tối, cả hai vẫn muốn châm lửa và thay ngựa để tiếp tục giao chiến.
Nếu tiếp tục giao đấu, kết cục giữa Trương Phi và Mã Siêu là điều không thể đoán trước được. Sau cùng, nhờ Gia Cát Lượng nghĩ ra kế sách vẹn toàn nên mới có thể khiến Mã Siêu phải đầu hàng.
Trương Phi được coi là mãnh tướng mạnh nhất và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hàng đầu của Lưu Bị. Trong khi đó, Mã Siêu cũng được coi là mãnh tướng vô cùng thiện chiến, thậm chí còn được người đời xếp hạng thứ năm trong số các võ tướng thời Tam Quốc
Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, giả sử nếu Trương Phi không giao đấu với Mã Siêu, liệu rằng ở dưới trướng của Lưu Bị, ai mới có đủ khả năng đấu lại mãnh tướng từng khiến Tào Tháo phải khiếp s.ợ như Mã Siêu?
Dựa trên thực lực lúc bấy giờ, ngoài Trương Phi, dưới trướng của Lưu Bị còn có các dũng tướng như Quan Vũ, Triệu Vân và Hoàng Trung.
Vậy, ba người này có đủ sức đơn đấu với Mã Siêu?
1. “Võ thánh” Quan Vũ
Vào thời điểm diễn ra trận giao đấu ở ải Hà Manh, Quan Vũ đã được coi là một nhân vật khá tiếng tăm trong Tam Quốc. Ông khiến nhiều kẻ đ.ịch trên chiến trường kh.iếp s.ợ với khả năng “sức địch vạn người”. Khi ra chiến trường, Quan Vũ thường cầm “thần đ.ao” Thanh Long Yển Nguyệt và cưỡi ngựa Xích Thố. Vậy, Quan Vũ và Mã Siêu giao đấu sẽ có kết cục thế nào?
Trên thực tế, sau khi “chiến thần” Lã Bố qua đời, Quan Vũ càng trở nên kiêu ngạo. Ông không quan tâm đến thực lực của Mã Siêu ra sao, nghe tin Mã Siêu đã đại chiến khó phân cao thấp với Trương Phi tại ải Hà Manh, nên viết thư khiêu chiến, muốn tỉ thí với Mã Siêu. Lưu Bị bấy giờ rơi vào tình thế khó xử, bởi Mã Siêu lúc này đã đầu quân cho ông.
Nếu Quan Vũ tìm Mã Siêu để tỉ thí võ nghệ, Quan Vũ chắc hẳn phải nghĩ đến chuyện liệu mình có làm trò cười thiên hạ? Kinh Châu vô cùng quan trọng, giữa âɴ ᴏáɴ cá nhân với chuyện quốc gia đại sự tất nhiên Quan Vũ sẽ đặt việc cai quản Kinh Châu lên vị trí hàng đầu.
Quan Vũ rất vui mừng khi nhận được thư của Lưu Bị, sau khi nhận được thư ông mới xem như cho qua chuyện này. Nhưng Quan Vũ liệu có thực sự muốn giao đấu với Mã Siêu? Hai người ai là người mạnh hơn?
Đầu tiên, Quan Vũ muốn giao đấu Mã Siêu chỉ là một cái cớ. Bởi trong đợt ch.iếm đ.oạt Tứ Xuyên của Lưu Bị lần này, Quan Vũ chưa lập được công lao, nên có chút bất an trong lòng, ông chỉ đang lấy việc thách đấu làm ʙɪᴀ ᴄʜúᴛ ɢɪậɴ.
Quan Vũ biết việc này thực sự không có khả năng xảy ra, ông chỉ muốn nói với Lưu Bị, tuy ông chưa lập công trong trận chiến lần này, nhưng đóng góp của ông là không thể phủ nhận, bởi lẽ Kinh Châu là căn cứ địa quan trọng của Lưu Bị. Hay nói cách khác, Quan Vũ thách đấu Mã Siêu chỉ là cái cớ, Mã Siêu trong chuyện này chỉ đơn giản là tấm bình phong mà thôi.
Vậy thì giữa Quan Vũ và Mã Siêu, ai là người giỏi hơn? Theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, việc giao đấu trên thực tế là không có khả năng xảy ra, tác phẩm chỉ miêu tả để tăng thêm sức lôi cuốn của tiểu thuyết.
Theo tác phẩm, hai nhân vật này kẻ tám lạng người nửa cân. Nếu thực sự có chuyện giao đấu, đ.ao k.iếm vô tình, hai người đều thuộc hàng kì tướng, ai thắng ai thua không thể nói trước được. Nhưng đã là bậc tướng lĩnh hơn người, liệu họ có muốn cố chấp hơn thua? Thân là tướng quân mà cố chấp như vậy cũng chỉ khiến người khác cười nhạo mà thôi.
2. Danh tướng Triệu Vân
Trên thực tế, cả hai nhân vật nổi danh là Mã Siêu và Triệu Tử Long đều chưa từng tỷ thí tay đôi. Mặc dù cùng sở hữu võ nghệ cao cường, tuy nhiên việc cùng phục vụ cho tập đoàn ch.ính tr.ị của Lưu Bị đã khiến họ không có dịp so tài cao thấp.
Có ý kiến từng cho rằng, Triệu Vân năm xưa nổi tiếng là bách chiến bách thắng. Vì vậy luận về võ nghệ, ông hoàn toàn có thể xếp trên một chư hầu thất thế phải nương nhờ Lưu Huyền Đức như Mã Siêu.
Tuy nhiên theo nhận định của Qulishi, câu hỏi Mã Siêu và Triệu Vân ai mới là người “trên cơ” thực chất đã từng được Lưu Bị trả lời.
Năm xưa khi Lưu Chương và Lưu Bị tiến đ.ánh Hán Trung, Trương Lỗ từng hạ lệnh cho Mã Siêu làm tiên phong đối đầu với đội quân này.
Sau khi nghe về chiến tích của vị tướng trẻ họ Mã, Lưu Huyền Đức luôn lo lắng không thôi, thậm chí còn chần chừ không dám xuất chiến.
Có giai thoại truyền lại rằng, vào lúc bấy giờ, Mã Siêu dù chủ động khiêu khích, nhưng Lưu Bị khi đó chỉ đành nói với các tướng lĩnh dưới trướng: “Mã Siêu là kẻ vô cùng lợi hại, chỉ có hai em ta mới có thể đ.ánh được hắn”.
Câu nói này của Lưu Bị đã khẳng định rằng luận về võ nghệ, có lẽ chỉ có huynh đệ Quan – Trương của ông mới có đủ khả năng đ.ánh lui Mã Siêu.
Trong khi đó, Triệu Vân lúc này đang là hộ vệ kề cận cạnh bên, tuy nhiên cũng không được quân chủ cử ra xuất chiến. Điều đấy ngầm chứng tỏ trong mắt của Lưu Bị, có lẽ ngay tới Triệu Tử Long cũng chưa chắc đã có thể dành được thắng lợi trước một đối thủ đáng gờm như Mã Siêu.
Thực tế là hậu thế ngày nay có thể thông qua các chiến tích một đời của hai vị tướng này để nhận ra một sự thật: Triệu Vân giỏi xông pha trận địa, đột phá vòng vây, can đảm thận trọng, gặp nguy không loạn, xứng đáng với hai chữ trí dũng song toàn.
Về phần Mã Siêu, ông được xem là có thiên phú về tỷ thí tay đôi, chỉ tiếc rằng vị tướng ấy lại bị người đời sau đánh giá là hữu dũng vô mưu tựa như Lữ Bố năm nào.
Thông qua những phân tích giản lược trên đây, có thể thấy một Mã Siêu với tài độc đấu nếu tỷ thí với một Triệu Vân chưa hề bại trận thì rất có khả năng cũng sẽ bất phân thắng bại.
3. “Lão tướng” Hoàng Trung
Hoàng Trung chính là một trong năm hổ tướng nổi tiếng của Thục Hán. Năm xưa, Hoàng Trung từng giao chiến với Quan Vũ, song cuối cùng chỉ dựa vào khả năng bắn tên mới có được lợi thế. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Hoàng Trung có lẽ là tuổi tác.
Điều này được thể hiện rất rõ qua một câu nói của Quan Vũ. Theo đó, trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Quan Vũ đưa ra lý lẽ rằng Hoàng Trung chỉ là một tên lính già nên không xứng đứng cùng hàng với ông trong Ngũ hổ tướng.
Đến năm 219, ngay cả khi Hoàng Trung ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ tướng Tào là Hạ Hầu Uyên trên trận chiến ở núi Định Quân thì sự xem nhẹ của Quan Vũ dành cho vị tướng này vẫn không thay đổi. Trong trận đấu này, để có thể ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ được Hạ Hầu Uyên, Hoàng Trung cũng cần dựa nhiều hơn vào chiến thuật khi tham chiến.
Do đó, nếu một đấu một với Mã Siêu, nhiều khả năng Hoàng Trung sẽ thua.
Như vậy, nếu Trương Phi không tham gia chiến đấu ở ải Hà Manh, mãnh tướng của Thục Hán có đủ sức để đơn đấu với Mã Siêu chỉ có Quan Vũ và Triệu Vân. Tuy nhiên, phần lớn kết cục vẫn chỉ có thể là không phân thắng bại.