Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có một người phụ nữ từng muốn ɢɪếᴛ Lưu Bị, dâng Kinh Châu cho Tào Tháo cuối cùng nhận về cái kết bi thảm, bị người đời chỉ trích.

Thân phận người phụ nữ thời cổ đại thấp kém, điều này được phác họa khá rõ nét trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Như một câu nói nổi tiếng của Lưu Bị: “Huynh đệ như tay chân, nữ nhân như cơm áo. Quần áo rách thì thay áo mới, chân tay hỏng thì không thay được”.

Hay khi bại trận, Lưu Bị là người chạy nhanh hơn ai hết, bỏ mặc cả vợ con, khiến Triệu Vân quên mình giải cứu, Quan Vũ mang tiếng bất nghĩa để bảo vệ.

Lưu Bị coi trong huynh đệ, đại nghiệp hơn tất cả nữ nhân trong thiên hạ.

Nữ nhân nổi tiếng nhất Tam Quốc Diễn Nghĩa là Điêu Thuyền. Tuy nhiên, nàng chỉ như công cụ để cha mình là Tư đồ Vương Doãn ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Đổng Trác.

Tào Tháo là một trong những nhân vật quyền lực nhất thời Tam Quốc nhưng số phận những người con gái của gian hùng này thì không sung sướng một chút nào. Đối với Tào Tháo con gái cũng chỉ là một “món quà” đem gả cho các vương công, đại thần, thậm chí là hoàng đế, để duy trì và củng cố quyền lực của mình.

Tuy nhiên, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn có không ít người phụ nữ thực sự có quyền lực, một trong số đó là Sái phu nhân.

Thái phu nhân thường dịch là Sái phu nhân, là người vợ thứ của lãnh chúa Lưu Biểu, chủ của vùng Kinh Châu trong thời kỳ Tam Quốc. Sái phu nhân là chị của Sái Mạo một viên tướng dưới trướng lãnh chúa Lưu Biểu. Lưu Biểu có hai người con là Lưu Kỳ và Lưu Tông. Lưu Kỳ là con vợ cả.

Sái phu nhân, vợ của Lưu Biểu, là một trong số ít nữ nhân nắm quyền lực thời Tam Quốc.

Chưa có sử liệu về việc Lưu Tông là con vợ cả hay vợ kế. Sau đấy Lưu Biểu, Sái Phu nhân ủng hộ người con thứ. Sau khi Lưu Biểu ᴄʜếᴛ, Sái phu nhân tìm kiếm sự ủng hộ của Tào Tháo để đưa Lưu Tông lên địa vị cao.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Sái Phu nhân được nhắc đến qua 3 hồi gồm Hồi 34: Sái phu nhân nấp nghe chuyện kín/Lưu hoàng thúc nhảy ngựa Đàn Khê, Hồi 40: Sái phu nhân bàn hiến Ký Châu/Gia Cát Lượng ʜỏᴀ ᴛʜɪêᴜ Tân Dã và Hồi 41.

Trong tác phẩm này, Sái Phu nhân được mô tả là một người đàn bà có lòng dạ ʜɪểᴍ độᴄ, thích can dự vào triều chánh, đặc biệt là gây ảnh hưởng cho con bà lên ngôi. Sái phu nhân hay chống đối Lưu Bị. Bà luôn muốn ɢɪếᴛ Lưu Bị, ʜãᴍ ʜạɪ con trưởng của Lưu Biểu là Lưu Kỳ và lập con riêng còn nhỏ là Lưu Sùng làm người cai quản Kinh Châu.

Sau đó, Sái phu nhân chấp nhận đầu hàng, dâng Kinh Châu cho Tào Tháo mà không tốn một mũi tên. Bà và con trai Lưu Công cuối cùng lại bị Tào Tháo ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.

Sái phu nhân bị người đời đánh giá là ngu ngốc và ích kỷ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết sau này cho rằng việc làm của bà khi đó hoàn toàn hợp lý.

Nhờ việc thành thân với Sái phu nhân mà Lưu Biểu mới có thể nắm vững quyền lực tại Kinh Châu.

Thời điểm đó, Kinh Châu được độc chiếm bởi những người giàu có và quyền lực, một người ngoại lai muốn nắm quyền như Lưu Biểu là điều không thể.

Do đó, ngay khi đến Kinh Châu nhậm chức, Lưu Biểu đã kết thân ngay với gia tộc họ Sái, gia tộc giàu có và quyền lực nhất bây giờ, nên mới xem như ngồi yên được ở chiếc ghế Thứ sử Kinh Châu.

Khi Lưu Bị bị Tào Tháo đánh không còn chỗ nương thân, đã phải chạy sang Kinh Châu cầu cạnh Lưu Biểu, lúc này tuổi đã cao. Sái Phu nhân rất cảnh giác với Lưu Bị, sợ rằng cái uy của Lưu Bị quá lớn sẽ ảnh hưởng đến địa vị thừa kề của con trai mình. Vì vậy mà bà luôn tìm cách để ɢɪếᴛ hoặc đuổi Lưu Bị khỏi Kinh Châu.

Sái phu nhân không trực tiếp can chính nhưng bà luôn lén nghe cuộc nói chuyện giữa Lưu Biểu và Lưu Bị.

Có lần Lưu Bị quá chén, đã khoe khoang với Lưu Biểu rằng: “Khi ta có được cứ địa vững chắc, những kẻ tầm thường trong thiên hạ, ta ɢɪếᴛ họ cũng chẳng sao”.

Sái phu nhân nghe vậy vô cùng lo lắng, cho rằng Lưu Bị dã tâm thôn tính Kinh Châu, liền khuyên Lưu Biểu phải loại bỏ Lưu Bị để tránh những rắc rối sau này nhưng Lưu Biểu không nghe.

Sái phu nhân lệnh em trai Sái Mạo ʜạ sáᴛ Lưu Bị nhưng bất thành.

Sái phu nhân cũng rất quyết đoán, đã gọi cho em trai là Sái Mạo dẫn quân đến gian phòng của Lưu Bị để ʜạ sáᴛ, may mắn Lưu Bị nhận ra được âm mưu và trốn thoát kịp thời khỏi Kinh Châu.

Sau khi Lưu Biểu qua đời, Lưu Sùng trở thành người cai trị Kinh Châu. Trước sự tấn công của Tào Tháo, Sái phu nhân với thực quyền trong tay, chủ trương đầu hàng.

Nhiều ý kiến đánh giá rằng, quyết định của Sái phu nhân là phù hợp vào thời điểm đó. Vì Lưu Sùng còn trẻ, Kinh Châu phân tán, không có danh tướng nào dưới trướng, không có lòng tin để chống lại Tào Tháo, nếu đầu hàng thì may ra vẫn còn đường sống sót.

Bởi thực tế từng cho thấy, Trương Tú từng hàng Tào Tháo và được tha mạng. Lữ Bố cùng từng suýt được Tào Tháo giữ lại nếu không bị kích động bởi những lời nói của Lưu Bị.

Tuy nhiên, Sái phu nhân không ngờ rằng Tào Tháo lúc đánh Kinh Châu đã khác trước đó rất nhiều. Bấy giờ, Tào Tháo đã là thế lực số một và không cần phải chiêu mộ hay chấp nhận những kẻ đối nghịch như trước nữa. Sái phu nhân và Lưu Sùng cũng không có giá trị trong mắt của Tào Tháo, do đó chỉ còn con đường ᴄʜếᴛ.

Tuy nhiên, nếu Sái phu nhân giao Kinh Châu cho Lưu Bị, chắc chắn cũng không thể có kết cục tốt hơn. Minh chứng là sau này, Lưu Chương ở Tây Xuyên dẫn Lưu Bị vào Thục để chống lại Trương Lỗ, đã không khác gì dẫn sói vào nhà.

Do đó, không thể trách Sái phu nhân là người ích kỷ mà đổ hết trách nhiệm lên đầu bà, bởi Kinh Châu khi đó đã rơi vào cảnh buộc phải thay quyền đổi chủ.