Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ. Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý phò tá nhà Tào Ngụy được phác họa có phần h.è.n nhát, nghe tiếng Gia Cát Lượng là sợ hãi rút lui. Nhưng trên thực tế, Tư Mã Ý được đánh giá là một nhân vật kiệt xuất và kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng. Thậm chí, ông còn giúp con cháu thống nhất Trung Hoa.
Quan điểm về Tư Mã Ý của người đời sau có nhiều trái ngược, tuy nhiên không thể phủ nhận, ông là người biết giấu mình chờ thời, kiên nhẫn đợi đến khi nhà Tào Ngụy trải qua 3 đời hoàng đế, mới lập mưu làm ph.ả.n.
Tư Mã Ý một tay dọn đường để con trai Tư Mã Chiêu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn. Có thể thấy, từ Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời tranh đấu ngược xuôi tranh giành thiên hạ nhưng cuối cùng tất cả thiên hạ lại phải rơi vào tay nhà Tư Mã Ý. Nói gia tộc Tư Mã là gia tộc hùng mạnh thì Tư Mã Ý chính là thủ lĩnh đứng đầu.
Trong cuộc đời của ông, bí quyết để đối nhân xử thế được bộc lộ qua 4 câu nói kinh điển:
1. “Không có kẻ đ.ị.ch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy”
Sống trong thời ʟᴏạɴ lạc, tính ra cả đời Tư Mã Ý có vô số kẻ t.h.ù, thế nhưng trong lòng ông lại không coi ai là kẻ t.h.ù thật sự. Có lẽ nhờ điều này mà ông luôn điềm tĩnh trước mọi lời khích bác xung quanh và luôn có sự quan sát thời cuộc vô cùng cẩn thận, chuẩn sát.
Đối với Gia Cát Lượng
Tam Quốc Diễn Nghĩa không thể bỏ qua những màn “đấu trí, đấu dũng” kinh điển giữa Khổng Minh Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý.
Ai cũng biết, Gia Cát Lượng vốn được mệnh danh thần cơ diệu toán – tức là có mưu kế thần tình, mưu hay chước giỏi. Đối lại các kế sách ấy, Tư Mã Ý chỉ phòng thủ mà không tấn công khiến cho Gia Cát Lượng đôi lần thất bại.
Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng được coi là ‘kỳ phùng địch thủ’ của nhau (Ảnh: Internet)
Ngay khi nghe tin xác định Gia Cát Lượng qua đời ở gò Ngũ Trượng, Tư Mã Ý đã ngửa đầu hô lớn: “Thiên hạ mất kỳ tài!” 5 chữ như một lời thở dài ai thán thể hiện quy tắc xử thế và lòng kính trọng những đối thủ vừa có tâm vừa có tầm như Gia Cát Lượng của Tư Mã Ý.
Ông lấy nước thay ʀượᴜ tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông còn định quỳ xuống mà tế lạy rằng: “Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địᴄʜ ᴛʜù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!”.
Một khắc ấy, Tư Mã Ý sâu sắc cảm thấy rằng từ đó trở đi, ông sẽ không bao giờ tìm được một đối thủ kỳ tài ngút trời đáng khâm phục như Khổng Minh Gia Cát Lượng nữa.
Đối với Bích Tà
Nói về Bích Tà, người gây nên nhiều rắc rối cho Tư Mã Ý, khi Tào Duệ mất Bích Tà bị tống giam vào ngục, người duy nhất tới thăm Bích Tà duy chỉ có một mình Tư Mã Ý. Khi ấy Tư Mã Ý mang theo một bộ đồ cho Bích Tà, thái độ vô cùng tôn trọng vì trước đây Bích Tà luôn một mực trung thành với tiên đế Tào Duệ.
Bích Tà cũng là người từng nhắc nhở Tư Mã Ý về Tào Sảng, Sảng là một kẻ ɴɢôɴɢ ᴄᴜồɴɢ nếu ngồi lên được ngôi vị cao nhất sẽ đ.e d.ọ.a đến Ý, đáp lại sự cảnh báo này Tư Mã Ý nói:”Tư Mã Ý ta sẽ không tranh đấu với người khác”.
Đối với Dương Tu
Khi Dương Tu bị Tào Tháo xử tội ᴄʜếᴛ, Tư Mã Ý đã xin cho gặp Dương Tu, Tào Tháo lấy làm lạ hỏi vì sao, Tư Mã Ý đáp:”Thần cả đời này không có kẻ đ.ị.ch, chỉ thấy toàn bạn bè và người thầy”, câu trả lời này khiến Tào Tháo càng thêm trọng dụng Tư Mã Ý.
2. “Thua mà không đau, thua mà không ɴʜụᴄ, cái cần học trước tiên là giỏi thua.”
Trước thất bại với Gia Cát Lượng, quân Tào Ngụy không cam tâm vì số binh mã của Ngụy nhiều hơn số binh của Thục. Đến hai người con của Tư Mã Ý cũng vô cùng nóng lòng ra trận mà tìm đến doanh trại của cha.
Tư Mã Ý trong trận ‘không thành kế’ đấu với Khổng Minh (Ảnh: internet)
Lúc này Tư Mã Ý và quản gia đang ung dung chơi “Ngũ cầm hí”, trước sự nóng vội của các con Tư Mã Ý nhẹ nhàng đáp:”Chúng ta đến đánh nhau hay đến cãi nhau? Người mà lúc nào cũng muốn thắng liệu có chiến thắng nổi không? Đánh nhau, trước hết phải học cách chấp nhận thất bại, bại mà không ɴʜụᴄ, bại mà không thương, có vậy mới có thể cười tới sau cùng.”
Qua câu nói này hai con của Tư Mã Ý ngộ ra chiêu án binh bất động của cha mà nguôi ngoai cơn nóng giận.
3. Đừng so đo đến cùng với những kẻ ngốc, hãy học cách cúi đầu trước họ
Để khống chế được vị hoàng đế đương triều nhỏ tuổi Tào Phương, Tào Sảng é.p Quách thái hậu (hoàng hậu thứ hai của Nguyên hoàng đế Tào Duệ) rời cung để dễ dàng điều khiển việc triều chính mà không tham kiến qua Tư Mã Ý.
Con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Chiêu chứng kiến sự tình vô cùng tức giận, Chiêu cho rằng hành động của Sảng chẳng khác nào đang coi dòng họ Tư Mã không ra gì, cục tức này không thể nhịn nữa. Thế nhưng đứng trước sự tức giận của con trai Tư Mã Ý vô cùng điềm tĩnh mà hỏi:”Tên Tào Sảng này so với Gia Cát Lượng thì như thế nào?”
Tư Mã Chiêu đáp ngay:”Như con kiến”.
Tư Mã Ý tiếp tục nói với con trai:”So đo tới cùng với một tên ngốc để rồi sứt đầu mẻ trán, há chẳng phải còn ngốc hơn ư? Con người sống trên đời, không tránh khỏi sẽ gặp phải những kẻ ngốc, hãy học cách cúi đầu trước những kẻ ngốc đó.”
4. Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình
Sau khi Tào Duệ qua đời, Tào Sảng được dịp hoành hành, diễu võ dương oai, ngoài mặt phong cho Tư Mã Ý chức vụ Thái phó nhưng thực tế lại đang kiểm soát quyền hành của ông trong triều, Tư Mã Ý có tiếng nhưng không có miếng.
Đứng trước sự lộng quyền của Tào Sảng, học trò của Tư Mã Ý là Trung Hội bức xúc lên tiếng hỏi:”Thưa thầy, thầy cam tâm cái chức thái phó chỉ có danh mà không có thực này ư?”
Trung Hội hy vọng Tư Mã Ý lật lại thế cờ, đứng lên đấu tranh giành lại địa vị vốn có của ông trong triều đình. Đáp lại ý tốt của Trung Hội, Tư Mã Ý từ tốn:”Con người, không được h.è.n nhát, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải học cách kính sợ đối thủ của mình.”
Trong cuộc giao tranh với Khổng Minh Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý cũng nhiều lần chờ thời mà mặc kệ những lời khích bác của kẻ địch, sự háo chiến của binh lính và cuối cùng ông cũng đợi được ngày Gia Cát Lượng từ trần.
Có thể nói bản lĩnh của Tư Mã Ý chính là đứng trước thời cuộc luôn giữ được bình tĩnh, không dễ bị lung lay mà làm ra những hành động nông nổi.