Quan Vũ nổi tiếng dũng mãnh, trung nghĩa, nhưng lại có nhược điểm là quá kiêu ngạo, ngoài Lưu Bị, e rằng chỉ có 2 người này mới có thể trấn áp được Quan Vũ. Họ là những ai?

Quan Vũ tự Vân Trường là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng thất bại của ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lưu Bị nói riêng và nhà Thục Hán nói chung.

Trong dân gian, Quan Vũ thường được xem là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, và là người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Thực tế, các tài liệu lịch sử không có ghi chép về việc Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi từng làm lễ kết nghĩa (chỉ ghi rằng họ có quan hệ rất thân thiết, “ân tình như anh em”); chức danh Ngũ hổ tướng cũng chỉ là hư cấu (tuy nhiên đúng là Quan Vũ đã được phong làm Tiền Tướng quân, chức vụ cao nhất trong quân đội Thục Hán).

Quan Vũ có thể coi là minh chứng điển hình của anh hùng giữa thời ʟᴏạɴ ʟạᴄ. Quan Vũ chính là vị tướng nổi danh trong những năm cuối thời nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Vị tướng này còn sở hữu hai cực phẩm là Thanh Long Yển Nguyệt Đ.ao và ngựa Xích Thố khiến kẻ đ.ịch kh.iếp s.ợ trên chiến trường.

Trong cuộc đời lẫy lừng của mình, Quan Vũ đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc thành lập nên nhà Thục Hán.

Quan Vũ nổi tiếng dũng mãnh, trung nghĩa, nhưng lại có nhược điểm là quá kiêu ngạo.

Dù nổi tiếng trung nghĩa, nhưng Quan Vũ lại có một nhược điểm chí mạng, đó là quá kiêu ngạo. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến võ tướng tài năng như Quan Vũ lại phải ra đi đầy nuối tiếc khi đại nghiệp của nhà Thục Hán vẫn còn dang dở.

Quan Vũ chỉ nghe lời Lưu Bị, còn những người khác đều bỏ ngoài tai. Thậm chí, ngay cả bậc kỳ tài như Gia Cát Lượng cũng không thể trấn áp được Quan Vũ.

Vậy, ngoài Lưu Bị, ai có khả năng trấn áp được mãnh tướng như Quan Vũ? Đáp án gây bất ngờ.

Vị trí số 1: Lã Bố

Trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại l.oạn, nhân tài, anh hùng xuất hiện vô số. Cả Lã Bố và Quan Vũ đều là những võ tướng mạnh nhất, từng được các tập đoàn ch.ính tr.ị săn đón.

Tuy nhiên, Lã Bố là người đi trước và được coi là võ tướng đệ nhất thời Tam Quốc.

Lã Bố được cho là người có khả năng trấn áp Quan Vũ về mặt võ nghệ.

Khi Lã Bố nổi tiếng khắp thiên hạ, Quan Vũ vẫn chỉ là một cao thủ ở dưới trướng của Lưu Bị không mấy tiếng tăm.

Một điểm thú vị là trong suốt cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, Quan Vũ chưa một lần đơn đả độc đấu với ‘chiến thần’ Lã Bố. Ông từng giao đấu với Lã Bố, nhưng đó là trận mà ba người đ.ánh một. Đây chính là điển tích “Tam anh chiến Lã Bố” trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Theo đó, năm 190, khi 18 lộ chư hầu Quan Đông do Viên Thiệu làm người đứng đầu khởi binh thảo ph.ạt Đổng Trác, Lã Bố đã ɢɪếᴛ được nhiều tướng quân.

Kể từ đây mới dẫn tới màn đối đầu kịch tính giữa Lã Bố và ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi tại trận Hổ Lao Quan.

Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi từng liên thủ để đ.ánh Lã Bố.

Trương Phi chửi mắng Lã Bố là “gia nô ba họ”, trong khi Quan Vũ rất tôn trọng, mỗi lần gặp đều gọi Lã Bố là “Lã tướng quân”. Quan Vũ mạnh hơn Trương Phi. Tuy nhiên, Trương Phi luôn coi Lã Bố không ra gì, vậy lẽ nào Quan Vũ sợ Lã Bố?

Quả thực, võ nghệ của Lã Bố đã gây ấn tượng với Quan Vũ. Điều này khiến vị tướng nổi tiếng dưới trướng của Lưu Bị phải e dè vài phần. Như vậy, có thể nói rằng Lã Bố là người có khả năng trấn áp Quan Vũ về mặt võ nghệ.

Vị trí số 2: Tào Tháo

Tào Tháo và Quan Vũ có thể nói là có một mối quan hệ đặc biệt, mặc dù là ở hai phe đối đầu nhau trên chiến trường Tam Quốc.

Tào Tháo nổi tiếng là người có khả năng nhận biết anh hùng. Ông đặc biệt coi trọng và nhiều lần muốn chiêu mộ Quan Vũ.
Tào Tháo chính là người thứ 2 có thể trấn áp Quan Vũ.

Năm Kiến An thứ 5, Lưu Bị thất bại trước Tào Tháo nên phải tháo chạy. Lúc bấy giờ, do phải bảo vệ vợ của Lưu Bị nên Quan Vũ mới bị Tào Tháo bắt được. Dưới sự thuyết phục của Trương Liêu, Quan Vũ tạm đầu hàng, nhưng ông đưa ra ba điều kiện với Tào Tháo.

Thứ nhất, hàng Hán chứ không hàng Tào.

Thứ hai, đối xử tử tế với hai người vợ của Lưu Bị.

Thứ ba, một khi biết được tin tức của Lưu Bị sẽ đi theo.

Tào Tháo miễn cưỡng đồng ý các điều kiện của Quan Vũ đề nghị vì quá mến mộ tài năng và sự trung nghĩa của mãnh tướng này. Dù có tặng bao nhiêu vàng bạc, mỹ nữ, chức vị… nhưng Tào Tháo vẫn không thể giữ chân được Quan Vũ.

Tuy nhiên, Quan Vũ nổi danh khắp thiên hạ cũng nhờ những cơ hội mà Tào Tháo vô tình tạo ra. Ông lập được nhiều chiến công nổi tiếng như ᴄʜéᴍ Nhan Lương, Văn Xú, qua 5 ải ᴄʜéᴍ 6 tướng.

Đối với tấm lòng trọng nhân tài của Tào Tháo, Quan Vũ dù nổi tiếng kiêu ngạo nhưng cũng rất kính nể vị quân chủ này.

Sau khi thảm bại tại trận Xích Bích, Tào Tháo gặp lại Quan Vũ. Trên đường Hoa Dung, vì tình cảm năm xưa, Quan Vũ đã chọn tha mạng cho Tào Tháo. Điều này có thể thấy sự kính nể của Quan Vũ dành cho Tào Tháo.

Năm xưa, Tào Tháo không ỷ mạnh mà khiến cho Quan Vũ phải khó xử vào lúc khó khăn nhất. Điều này khiến Quan Vũ không thể nào quên. Bởi vậy, khi gặp lại, Quan Vũ tự nhiên thấy hổ thẹn với Tào Tháo.

Tào Tháo rất hiểu Quan Vũ, nên việc vị quân chủ này có thể trấn áp được con người kiêu ngạo như Quan Vũ là điều không thành vấn đề.

Suy cho cùng, sự trấn áp ở đây mà Lã Bố và Tào Tháo có thể làm được chỉ là khiến Quan Vũ khi đối mặt với họ mà vơi bớt sự kiêu ngạo của bản thân. Còn để dập tắt hoàn toàn sự kiêu ngạo đó e rằng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sogou, Baidu