Có lẽ, vị tướng trung thành và tận tụy ấy cho tới lúc nhắm mắt cũng không thể nào nguôi ngoai nỗi khát khao muốn giúp quân chủ làm nên đại nghiệp. Và câu nói ngắn ngủi của ông trong giấc mơ đã khiến Khổng Minh không thể kìm được nước mắt.

Triệu Vân (? – 229), tự Tử Long, người đất Thường Sơn. Ông là một danh tướng sống vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.

Sinh thời, Triệu Tử Long không chỉ khiến người đời nể phục với võ nghệ cao cường, năng lực tác chiến xuất chúng mà còn nổi danh nhờ lòng trung thành và tinh thần tận trung vì nước hiếm có.

Ông là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán, cả đời cúc cung tận tụy cho đại nghiệp của tập đoàn ch.ính tr.ị này. Cũng bởi vậy mà ở vào thời điểm hấp hối, di ngôn cuối cùng do Triệu Vân để lại vẫn là một lời canh cánh về nghiệp lớn chưa thành.

Thậm chí có giai thoại còn kể lại rằng, ông đã từng một lần trở về báo mộng cho Thừa tướng Gia Cát Lượng về nỗi lòng của mình với nước nhà.

“Hổ uy tướng quân” Triệu Tử Long – Công thần cả đời “cúc cung tận tụy” vì Thục Hán

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Triệu Vân ban đầu từng là thuộc hạ dưới quyền của Công Tôn Toản. Năm xưa Lưu Bị từng có thời gian nương nhờ thế lực này, hai người cũng vì vậy mà bắt đầu quen biết.

Theo chuyên trang lịch sử Qulishi (Trung Quốc), vào thời điểm Lưu Huyền Đức bị vây ở Từ Châu, Công Tôn Toản đã từng nguyện ý suất lĩnh binh lính giúp ông giải vây.

Thế nhưng điều đáng nói lại nằm ở chỗ, Lưu Bị đã từ chối lời đề nghị này, vì nhân tài mà ông mong muốn có được sự trợ giúp không ai khác ngoài một mình Triệu Tử Long.

Từ một điểm trên đây, có thể dễ dàng nhận thấy Triệu Vân từ sớm đã được Lưu Huyền Đức coi là một nhân vật hết sức trọng yếu.

Cũng kể từ đó, vị tướng họ Triệu bắt đầu phò tá Lưu Bị gây dựng sự nghiệp. Ban đầu, trọng trách chủ yếu của ông là làm hộ vệ cho quân chủ.

Tuy nhiên bởi vì vào thời điểm ấy Lưu Bị thế lực đơn bạc, thủ hạ vốn không có bao nhiêu, nên Triệu Tử Long cũng có nhiều lúc phải đích thân đi chỉ huy quân đội.

Năm xưa trong trận chiến khốc liệt tại núi Trường Bản, Triệu Vân đã thành công bảo vệ quân chủ rút lui, sau đó lại cứu được ấu chúa từ trong vòng vây trùng trùng lớp lớp.

Điều đó khiến Lưu Bị càng thêm nhận thức rõ ràng về năng lực tác chiến xuất chúng của nhân vật này, vì vậy đã phong cho ông làm Nha Môn tướng quân. Từ đó về sau, Triệu Tử Long đã chính thức có được quyền lợi được phép cầm binh tác chiến.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Sau này, thế lực của Lưu Bị trở nên càng lúc càng lớn mạnh. Điều đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, mỗi một trận chiến mấu chốt của tập đoàn ch.ính tr.ị này đều có sự góp sức không nhỏ đến từ vị tướng họ Triệu.

Minh chứng tiêu biểu chính là trận chiến nhập Thục, bấy giờ Triệu Vân cùng Trương Phi mỗi người dẫn một nhánh quân tiến sâu vào đất Thục, thành công hội quân ở Thành Đô cùng Gia Cát Lượng.

Trong cuộc chiến Hán Trung, Triệu Vân cũng góp một phần công lao giúp Hoàng Trung ᴄʜéᴍ đầᴜ Hạ Hầu Uyên, đồng thời còn đ.ánh bại đội quân tiên phong của Tào Tháo, giúp Lưu Bị thành công giữ được địa bàn này.

Từ những dẫn chứng trên đây, không khó để nhận thấy Triệu Vân là một trong những nhân tài hiếm có dưới tay Lưu Bị và cũng là nhân vật đóng vai trò quan trọng đối với tập đoàn ch.ính tr.ị Thục Hán.

Giai thoại về di ngôn và lần báo mộng hiếm hoi của Triệu Vân sau khi qua đời

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Sau khi Tiên chủ Lưu Bị qua đời, Thừa tướng Gia Cát Lượng cũng hết sức nể trọng vị tướng họ Triệu ấy. Trong lần Bắc ph.ạt đầu tiên, Khổng Minh đã để Triệu Vân đảm nhiệm nhiệm vụ nghi binh, đóng trú tại Ki Cốc, lấy việc dụ quân chủ lực của Tào Ngụy làm đầu.

Đối với quyết định này của Gia Cát Lượng, nhiều người cho rằng việc ông để cho một viên đại tướng như Triệu Tử Long làm nhiệm vụ nghi binh phải chăng là động thái muốn gạt bỏ ông khỏi ván cờ quân sự này?

Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Quyết định gây ᴛʀᴀɴʜ ᴄãɪ nói trên của Gia Cát Lượng thực chất xuất phát từ chính sự coi trọng của ông dành cho Triệu Vân.

Dựa vào tình huống lúc bấy giờ để đánh giá, có lẽ chỉ có một nhân vật đủ tầm như Triệu Vân mới có thể thành công đánh lạc hướng Tào Ngụy.

Hơn nữa, khi ấy những lão tướng trước kia từng đi theo Lưu Bị đã lần lượt qua đời. Đây cũng là điều khiến Gia Cát Lượng e ngại và không để Triệu Vân đảm nhiệm chức tiên phong. Bởi một khi vị công thần này gặp phải điều gì sơ xuất, Khổng Minh có lẽ sẽ cả đời tự trách.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

Về phần Triệu Tử Long, trong những năm tháng cuối đời, dường như ông biết trước thọ mệnh của mình chẳng còn dài nên đã từng nói với Thừa tướng Gia Cát Lượng:

“Thừa tướng, Tử Long già rồi, ước nguyện của Tiên đế, ta không còn cách nào tận lực, đại nghiệp phục hưng Hán thất chỉ có thể dựa cả vào một mình Thừa tướng”.

Vào thời điểm Triệu Tử Long qua đời, thái độ của vị Thừa tướng nổi danh ấy cũng đã nói lên cảm tình và sự coi trọng của ông dành cho nhân vật này.

Tương truyền rằng khi vừa nhận được tin dữ, Gia Cát Lượng đã không khỏi đau buồn mà than:

“Tử Long lâm bệnh qua đời, thật chẳng khác nào chặt đi một cánh tay của ta”.

Chưa dừng lại ở đó, có giai thoại còn truyền lại rằng sau khi tạ thế, Triệu Tử Long từng một lần về báo mộng cho Khổng Minh.

Trong giấc mơ, Gia Cát Lượng chỉ thấy Triệu Vân mang một vẻ mặt không thể cam lòng, đầy đau buồn mà nói:

“Thừa tướng, Tử Long ᴄʜếᴛ không nhắm mắt…”.

Nghe xong lời ấy của vị tướng họ Triệu, Gia Cát Lượng bất chợt tỉnh giấc, nhận ra bản thân từ sớm đã nhòa lệ từ bao giờ.

Có lẽ, vị tướng trung thành và tận tụy ấy cho tới lúc nhắm mắt cũng không thể nào nguôi ngoai nỗi khát khao muốn giúp quân chủ làm nên đại nghiệp.

Cũng bởi luôn canh cánh trong lòng vì điều ấy nên trước lúc ra đi, Triêu Vân chỉ để lại lời trăn trối vẻn vẹn 4 chữ: “Bắc ph.ạt, Bắc ph.ạt”.

*Theo quan điểm của Qulishi