Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa khắc họa mối quan hệ khăng khít giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, như “cá với nước” nhưng các nhà sử học đã chỉ ra những dấu hiệu trái ngược.
Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người “nhất kiến như cố” (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: “Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”. Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa cũng có viết, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm Gia Cát Lượng, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, Lưu Bị cũng nghe theo. Nhưng mối quan hệ giữa hai người có thực sự khăng khít, như “cá với nước”?
Không hoàn toàn được Lưu Bị trọng dụng
Các nhà sử học Trung Quốc thời xưa và nay đã đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề này. Nhờ các tài liệu lịch sử mà các nhà sử học đã có thể chứng minh, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân thiết như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khắc họa.
Thứ nhất, Gia Cát Lượng không phải người được Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục Hán. Sau chiến thắng lịch sử trong trận Xích Bích nhờ công lớn của Gia Cát Lượng, Lưu Bị mở chiến dịch giành Tây Xuyên.
Lưu Bị, Gia Cát Lượng và các vị tướng dưới quyền.
Gia Cát Lượng được giao tr.ấn giữ Kinh Châu còn Lưu Bị vẫn tin tưởng dùng Bàng Thống và Pháp Chính để đ.ánh Tây Xuyên. Mãi về sau, Lưu Bị mới điều Gia Cát Lượng đến m.ặt tr.ận này.
Thứ hai, trong chiến dịch tiến đ.ánh Hán Trung, Pháp Chính vẫn là trợ thủ chính của Lưu Bị. Gia Cát Lượng chỉ đóng vai trò ở phía sau, làm công tác hậu cần mà không được tham m.ưu. Vị trí của Gia Cát Lượng xếp sau Pháp Chính ngay cả khi Lưu Bị đã nắm trong tay Hán Trung.
Thứ ba, Lưu Bị hết mực tin tưởng Quan Vũ, giao cho vị tướng này tr.ấn th.ủ Kinh Châu. Nhưng kết cục lại trở nên b.i th.ảm, Kinh Châu th.ất th.ủ. Nếu như Lưu Bị điều Quan Vũ đến Tứ Xuyên, Gia Cát Lượng và Triệu Vân ở lại Kinh Châu thì lịch sử có thể đã thay đổi.
Thứ tư, Sau khi để mất Kinh Châu, Lưu Bị quyết đ.ánh Đông Ngô trong khi Gia Cát Lượng không được tham gia. Lưu Bị cũng không quan tâm đến lời can ngăn của Lượng. Chỉ đến khi quân Thục bị ʟửᴀ ᴛʜɪêᴜ ʀụɪ ᴛʀᴏɴɢ ᴛʜảᴍ ʙạɪ, Gia Cát Lượng mới thở dài và nói: “Nếu có Pháp Chính ở đây tất khuyên được Chủ không tiến quân sang phía đông”.
Câu nói này khẳng định, Gia Cát Lượng không phải số một trong mắt Lưu Bị mà là Pháp Chính.
Quan điểm trái ngược
Gia Cát lượng không được Lưu Bị trọng dụng như trong Tam Quốc diễn nghĩa?
Vì sao lại xảy ra những ᴍâᴜ ᴛʜᴜẫɴ như vậy. Một số học giả Trung Quốc đưa ra hai lý do giải thích vấn đề này.
Thứ nhất, Lưu Bị và Gia Cát Lượng có tư duy chiến lược khác biệt. Theo “Long Trung đối sách”, Gia Cát Lượng cho rằng cách duy nhất để Lưu Bị củng cố qu.yền l.ực chỉ có thể là ch.iếm Kinh Châu và Ích Châu.
Kinh Châu khi đó do Lưu Biểu trấn giữ. Lưu Biểu đã già lại không có người kế nghiệp tài giỏi. Kinh Châu sẽ giúp đường vào nước Thục sẽ rộng mở, đồng thời Hán Thủy và Miên Thủy ở hai bên sẽ bảo vệ vùng đất quan trọng này.
Trong khi đó, Lưu Chương là người ch.iếm giữ Ích Châu. Người này cũng không phải bậc gi.an hùng tới mức không thể đ.ánh bại. Ích Châu chính là đất khởi nghiệp của Bái Công Lưu Bang, vốn cực kỳ ʜɪểᴍ ᴛʀở và sản vật phong phú.
Gia Cát Lượng toan tính, sau khi ch.iếm Kinh Châu và Ích Châu, Lưu Bị chỉ còn việc ổn định nhà Thục, xây dựng quân đội. Phía Bắc Lưu Bị đ.ịch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền, chờ thời cơ thiên hạ có b.iến để ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ cả hai đốɪ ᴛʜủ chính, thống nhất Trung Quốc.
Sự thật mối quan hệ “cá nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Nhưng Lưu Bị lại là người cơ hội, chỉ muốn thành công ngay lập tức mà thiếu đi tầm nhìn chiến lược. Lưu Bị chỉ muốn ch.iếm cứ một phương, làm vương ở nước Thục nên không coi trọng ý tưởng liên kết với Đông Ngô mà Gia Cát Lượng đề xuất.
Lưu Bị cũng không hoàn toàn tin tưởng Gia Cát Lượng. Anh trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn giữ trọng trách lớn ở nước Đông Ngô, từng là sứ thần nước Ngô sang Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với mối quan hệ phức tạp ấy, Lưu Bị khó có thể xóa bỏ được mối ng.hi ng.ờ cá nhân với Gia Cát Lượng.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, Vương Phu Chi (1619-1692), đã có những phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong cuốn “Độc thông niên luận”.
Gia Cát Lượng muốn giữ Hán ᴅɪệᴛ Tào. Nếu không liên kết với Đông Ngô thì Thục Hán không thể có thời gian Bắc ph.ạt. Còn ý đồ của Lưu bị ngay từ ngày đầu gặp Gia Cát Lượng đã không thay đổi.
Tượng Lưu Bị và Gia Cát Lượng được tạc đứng cạnh nhau, dưới khắc bốn chữ: “Quân thần cá nước”.
Lưu Bị muốn tự lực tự cường, thành lập vương quốc nên đã cùng liên kết với Quan Vũ. Vì vậy, Lưu Bị không tin Gia Cát Lượng như Tôn Quyền ở Đông Ngô tin tưởng Gia Cát Cẩn. Lưu Bị không thể xua tan mối ng.hi ng.ờ trong quan hệ giữa Gia Cát Lượng và nhà Đông Ngô.
Về việc gửi con ở Bạch Đế Thành, Lưu Bị để Gia Cát Lượng nhận Lưu Thiện làm con nuôi có thể coi là chuyện cực chẳng đã.
Khi Lưu Bị sắp lâm chung, ᴍâᴜ ᴛʜᴜẫɴ giữa Ích Châu và Kinh Châu đã trở nên vô cùng sâu sắc, Lưu Thiện lại không phải là mẫu quân vương kiệt xuất, không đủ khả năng xử lý tình huống phức tạp.
Pháp Chính và Bàng Thống đã qua đời, người duy nhất Lưu Bị có thể tin tưởng giao ᴠậɴ ᴍệɴʜ của nước Thục chỉ còn Gia Cát Lượng.
Có thể nói, mối quan hệ quân thần như “cá với nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà “Tam Quốc diễn nghĩa” mô tả, có thể chỉ là cách để tác giả La Quán Trung lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế.