Dù biết Tào Nguỵ lớn mạnh nhất trong 3 thế lực lúc bấy giờ nhưng Tư Mã Ý đã hết lần này đến lần khác kiếm cớ từ chối lời mời từ Tào Tháo cũng bởi lý do này.

Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng đều thống nhất ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi.

Tam Quốc từ năm 220 đến năm 280 sau Công Nguyên là sự phân chia ba bên của Trung Quốc giữa các quốc gia thuộc triều đại của Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Những cuộc chiến đẫm m.á.u diễn ra giữa ba tập đoàn chính trị này được coi là một trong những điểm hấp dẫn nhất trong thời Tam Quốc. Dù tranh đấu cả đời, song người chiến thắng cuối cùng trên vũ đài ch.í.n.h tr.ị Tam Quốc lại là Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý (179 –251) tự Trọng Đạt, là nhà ch.í.n.h tr.ị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn (hay nhà Tấn) thay thế nhà Nguỵ.

Tạo hình Tư Mã Ý trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Thiên hạ của họ Tư Mã không phải đường đường chính chính có được mà thông qua chinh chiến, ᴍưᴜ đồ ᴛạᴏ ᴘʜảɴ của cha con Tư Mã Ý.

Có ý kiến cho rằng, vị mưu sĩ họ Tư Mã này vốn là một bậc đại trí giỏi ẩn nhẫn và có biệt tài tùy cơ ứng biến. Quan điểm khác lại nhận định, ông thực chất là một “gian hùng” có nhiều qu.ỷ kế đa đoan.

Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, dù cho Tư Mã Ý có mang bản chất thế nào thì ông vẫn trở thành người chiến thắng sau cùng, còn cơ nghiệp của hết thảy các nhân vật nổi danh trước đó đều trở thành bước đệm trên con đường thống nhất Tam quốc của gia tộc Tư Mã.

Tuy nhiên, để Tư Mã Ý có thể làm nên nghiệp lớn cũng một phần là nhờ việc ông đã phục vụ dưới trướng Tào Tháo.

Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng đều thống nhất ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi.

Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt nên không muốn gia nhập phe Tào Tháo.

Theo Tấn thư, Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt và không thấy có động cơ gia nhập phe Tào, vốn đã chiếm quyền kiểm soát của nhà Hán. Ông đã từ chối các lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh.

Tào Tháo không tin lý do này, và phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý nằm trong giường cả buổi đêm không cử động.

Năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng: “Nếu ông ta lẩn tránh, hãy b.ắ.t giữ”. Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện.

Tuy nhiên, theo Ngụy lược, Tào Hồng, người em họ của Tào Tháo, đã yêu cầu Tư Mã Ý tới để được làm bạn với ông ta, nhưng Tư Mã Ý, vì không đánh giá cao Tào Hồng, đã giả vờ ốm phải chống gậy để tránh gặp mặt ông ta. Tào Hồng tức giận tới gặp Tào Tháo kể lại câu chuyện, sau đó Tào Tháo trực tiếp yêu cầu Tư Mã Ý tới gặp. Chỉ khi ấy Tư Mã Ý mới chính thức theo phe Tào.

Tư Mã Ý 2 lần đối phó thành công cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Về sau Tư Mã Ý nhờ đa mưu túc kế, nhiều lần chinh phạt có công, trong đó nổi tiếng nhất là 2 lần dẫn đại quân đối phó thành công cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng và đem quân viễn chinh bình định Liêu Đông. Ông cũng được coi là người có cống hiến xuất sắc trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi phát triển kinh tế của Tào Ngụy.

Trước sự kiện binh biến lăng Cao Bình, khi Tư Mã Ý đối mặt với thế lực lớn mạnh của Tào Sảng, chỉ có thể chọn cách giả bệnh, để tránh chịu b.ứ.c á.p hơn nữa từ phía Tào Sảng.

Dĩ nhiên là sau khi Tào Sảng buông lỏng cảnh giác với ông thì Tư Mã Ý cũng chẳng cần giả bệnh tật nữa và nhân cơ hội đó phát động binh biến lăng Cao Bình, ɢɪếᴛ được Đại tướng quân của Tào Ngụy là Tào Sảng, nắm giữ chính quyền Tào Ngụy.

Khi con cả Tư Mã Sư xưng công, ông được truy tôn làm Vũ Dương Văn Tuyên Hầu; sau khi con thứ Tư Mã Chiêu xưng vương, ông được truy tôn Tấn Tuyên Vương; đến khi cháu nội Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Ngụy xưng đế, lập ra nhà Tấn, ông được truy tôn làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế, do đó đời sau gọi ông là Tấn Cao Tổ, hoặc Tấn Tuyên Đế.