Trong thời Tam quốc, Lưu Bị từng nương tựa dưới trướng của Tào Tháo, nhưng sau đó hai người này đã trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau, tạo nên cục diện thế chân vạc.
Tào Tháo và Lưu Bị uống ʀượᴜ luận anh hùng trong phim. Ảnh: Sohu.
“Tam Quốc diễn nghĩa” là một bộ tiểu thuyết chương hồi lịch sử dài tập của Trung Quốc, đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim hay thu hút khán giả, trong đó có những nhân vật chính như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng…
Từ “Tam Quốc diễn nghĩa” có một vấn đề đặt ra là, rốt cuộc Tào Tháo có tác dụng gì đối với Lưu Bị? Nói chung, Tào Tháo là ᴋẻ ᴛʜù của Lưu Bị, cũng là quý nhân của Lưu Bị. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì không có Tào Tháo thì không có Lưu Bị sau này.
Việc Lưu Bị và Tào Tháo đồng thời xuất hiện được bắt đầu từ cuộc chiến Từ Châu. Tào Tháo không đánh Từ Châu thì Đào Khiêm sẽ không mời Lưu Bị đến giúp đỡ, trợ chiến, Lưu Bị sẽ mãi mãi là một thuộc hạ của Công Tôn Toản, không chừng còn ᴄʜếᴛ trận trong giao tranh giữa Công Tôn Toản và Viên Thiệu, hoặc Lưu Bị cũng sẽ đầu hàng Viên Thiệu, làm một tướng vòng ngoài.
Viên Thiệu là người thuộc dạng “ngoài mặt tỏ ra rộng rãi, trong lòng lại đố kị, hẹp hòi”, ở bên cạnh con người này thì Lưu Bị chắc chắn sẽ không phát huy được tài năng, cũng không thể trụ vững, không chừng có một ngày còn bị Viên Thiệu ban cho cái ᴄʜếᴛ như mưu sĩ Điền Phong.
Cho nên việc đông chinh Từ Châu của Tào Tháo về khách quan đã cứu lấy Lưu Bị trở thành một chư hầu, đây là khởi điểm đầu tiên của cuộc đời Lưu Bị.
Trong thời điểm cấp bách ở Từ Châu cùng với Lã Bố, Lưu Bị đã bị é.p đến mức không có chỗ nương thân. Nhìn ra xung quanh, phía nam có Viên Thuật, phía bắc có Viên Thiệu, xung quanh tứ phía đều là ᴋẻ ᴛʜù. Chỉ có Tào Tháo ở phía bắc còn được coi là “quân tử thật”, lấy danh bảo vệ Hán Hiến Đế để khẳng định là “chính thống”. Do đó, Lưu Bị đã đầu quân cho Tào Tháo.
Trong cuộc chiến ở Từ Châu, Lưu Bị và Tào Tháo vốn có “th.ù địch”, cho nên Tào Tháo vốn có thể phớt lờ Lưu Bị, thậm chí có thể thừa cơ ʜãᴍ ʜạɪ, loại bỏ Lưu Bị hoặc cùng với Lữ Bố, Viên Thuật giáp công Lưu Bị từ ba mặt. Làm như vậy thì cuối thời nhà Hán sẽ không còn “Tam quốc”.
Nhân vật Tào Tháo trong phim Trung Quốc. Ảnh: Btime.
Tuy nhiên, Tào Tháo là một người có tham vọng thống trị thiên hạ. Ông ta không tính đến hiềm khích trước đây, cho phép Lưu Bị, một nhân vật trí dũng kiệt xuất ở trong trướng của mình. Phong thái này đủ để coi thường vô số những kẻ gian trá tự xưng mình là đại trượng phu.
Lần này, về khách quan, Tào Tháo đã cứu giúp Lưu Bị. Lẽ nào, Tào Tháo còn không thể được tính là quý nhân phù trợ của Lưu Bị?
Nếu không phải Tào Tháo ngưỡng mộ tài năng quân sự và dành lòng tin đầy đủ vào Lưu Bị, để Lưu Bị đi Hoài Nam đánh Viên Thiệu thì Lưu Bị sau này cũng khó mà tiếp tục như “cá gặp nước”. Tuy nhiên, Lưu Bị là một người giỏi ngụy trang, thể hiện rõ trong chuyện cùng Tào Tháo “uống ʀượᴜ luận anh hùng”. Một khi có cơ hội, Lưu Bị sẽ bỏ trốn.
Còn có một sự việc quan trọng đó là: Trong thời gian nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị cũng đã gặp Hán Hiến Đế và thông qua Hán Hiến Đế để bản thân mình trở thành “chính danh”, cuối cùng trở thành Lưu hoàng thúc thực sự. Điều này đã giúp cho Lưu Bị có được vốn liếng chính trị. Nếu không thì sau này làm sao có đông đảo kẻ sĩ ở Kinh Châu, Ích Châu, Đông Châu đi theo Lưu Bị?
Tào Tháo không có bất cứ điểm gì có lỗi với Lưu Bị, trái lại Lưu Bị đã phụ lòng Tào Tháo. Tào Tháo tìm Lưu Bị tính sổ là chuyện tất yếu. Không phải Tào Tháo muốn làm ᴋẻ ᴛʜù của Lưu Bị, mà là Lưu Bị muốn làm ᴋẻ ᴛʜù với quý nhân của mình. Vì vậy, Tào Tháo là quý nhân hay ᴋẻ ᴛʜù thì cũng đều là kiệt tác của Lưu Bị.
Nhân vật Lưu Bị trong phim Trung Quốc. Ảnh: People.