Gia Cát Lượng đã bệnh ᴄһᴇ̂́т trong thời điểm chiến trận nổ ra, để lại nhiều bí ẩn cho hậu thế.
Nhắc đến Tam quốc, chúng ta thường nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng, vị thừa tướng anh minh lỗi lạc với tài trí mưu lược kinh người khiến các danh tướng thiện nghệ nhất cũng phải run sợ.
Cả đời của Gia Cát Lượng để lại cho hậu thế vô số chiến công lẫy lừng và những bài học đắt giá, thậm chí đến khi ᴄһᴇ̂́т đi còn khiến đại quân của Tư Mã Ý sợ hãi và thối lui.
Thế nhưng một nhân vật truyền kỳ như vậy lại đột ngột ᴄһᴇ̂́т đi, để lại bao niềm hối tiếc cùng bí ẩn cho nghìn đời sau.
Năm 234, Gia Cát Lượng tiến hành chuyến Bắc phạt lần 5, đồng thời đây cũng là trận chiến cuối cùng của ông.
Gia Cát Lượng cho quân đóng ở vùng Ngũ Trượng Nguyên thì lâm bệnh nặng rồi qua đời khi 54 tuổi. Cả đời Gia Cát Lượng tinh thông chiến lược, quán triệt thiên địa, thế nhưng cuối cùng lại không thể thắng nổi mệnh trời. Mưu sĩ dưới trướng Gia Cát Lượng có tài vận dụng ngũ hành, am tường thuật toán, bày trận Thất tinh đăng (trận đồ phong thủy có tác dụng trấn sát, cầu may) để kéo dài tuổi thọ cho thầy nhưng không thành công.
Hậu thế vô cùng hiếu kỳ trước cái ᴄһᴇ̂́т của Gia Cát Lượng. Rốt cuộc vị quân sư lỗi lạc thiên hạ đã mắc phải bệnh gì mà ᴄһᴇ̂́т ngay trong chiến trường dầu sôi lửa bỏng như vậy?
“Tam quốc chí” có ghi chép, tháng 8/234, Gia Cát Lượng bệnh ᴄһᴇ̂́т, còn về chứng bệnh cụ thể thì không hề có bất kỳ thông tin nào ngoài biểu hiện không ngừng ᴏ́ɪ гɑ ᴍᴀ́ᴜ.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, nước Thục đã phái sứ giả đến gặp Tư Mã Ý. Thế nhưng Tư Mã Ý lại có động thái vô cùng bất thường. Theo đó, ông không đề cập đến tình hình cuộc chiến, mà chỉ truy hỏi hiện trạng sức khỏe của Gia Cát Lượng. Sau đó, sứ giả không hề có chút phòng bị mà đã kể hết toàn bộ biểu hiện bệnh tình của vị thừa tướng.
Gia Cát Lượng mắc bệnh nặng, ăn uống không được bao nhiêu, buổi tối lại mất ngủ, có lúc còn һᴏ гɑ ᴍᴀ́ᴜ. Từ đó, căn bệnh đã ngấm trong xương tủy, tính mạng khó bảo toàn. Tư Mã Ý chỉ đợi có vậy mà tăng thêm sự tự tin về chiến thắng của mình.
Chuyên gia đã căn cứ vài số ít tư liệu để lại và tình hình chiến loạn thời bấy giờ để đưa ra 3 suy đoán về nguyên nhân cái ᴄһᴇ̂́т của Gia Cát Lượng.
Một, Gia Cát Lượng không may bị ɴһɪᴇ̂̃ᴍ тгᴜ̀ɴɡ ᴍᴀ́ᴜ. Tên căn bệnh cũng đủ khiến người người phải rùng mình. ɴһɪᴇ̂̃ᴍ тгᴜ̀ɴɡ ᴍᴀ́ᴜ được liệt vào tình trạng bệnh nguy cấp vì thường dẫn đến suy tạng nhanh chóng, tỷ lệ тᴜ̛̉ ᴠᴏɴɡ cao. Thời bấy giờ, chứng bệnh này thường xuất hiện ở phía nam. Gia Cát Lượng nhiều lần dẫn binh tiến về hướng nam đánh trận nên trường hợp ông mắc bệnh ɴһɪᴇ̂̃ᴍ тгᴜ̀ɴɡ ᴍᴀ́ᴜ rất có khả năng.
Hai, Gia Cát Lượng bị bệnh ung thư dạ dày. Suy đoán này căn cứ vào chế độ ăn uống bất thường của ông. Ung thư dạ dày khiến bệnh nhân thường xuyên һᴏ гɑ ᴍᴀ́ᴜ, tình trạng này khớp với biểu hiện của Gia Cát Lượng lúc lâm bệnh nặng. Thời bấy giờ, y thuật chưa tân tiến, mắc phải bệnh hiểm nghèo thì cũng đồng nghĩa với việc chờ ᴄһᴇ̂́т.
Ba, Gia Cát Lượng bị bệnh ung thư gan. Suy đoán này được xem là hợp tình hợp lý nhất. Gia Cát Lượng chấp quản đại sự của một nước nên thường xuyên lao lực đến quên ăn quên ngủ, hao tổn trí óc, thế nhưng sức người lại có hạn. Thói quen sống của ông cực kỳ không lành mạnh dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, cuối cùng ᴄһᴇ̂́т trong cảnh đau đớn vì bệnh tật.
(Nguồn: Sohu)