Rốt cục việc Tư Mã Ý âm thầm nuôi 3.000 quân ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ tại sao lại không bị phát hiện?

Trong thời Tam Quốc kéo dài gần 100 năm, nhiều cuộc chiến liên tiếp xảy ra, đỉnh điểm và hấp dẫn nhất là những cuộc đấu trí giữa 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất lúc bấy giờ là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô. Tuy nhiên, người về đích và giành chiến thắng cuối cùng lại là gia tộc Tư Mã. Trong đó, Tư Mã Ý chính là người đặt nền móng vững chắc cho con cháu sau này thống nhất thiên hạ, lập nên nhà Tấn.

So với Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền, Tư Mã Ý là người nổi tiếng giỏi nhẫn nhịn để chờ thời. Ông được coi là một nhân tài hiếm có trong Tam Quốc, khi có cả sự cẩn trọng, tài năng, trí tuệ và mưu lược.

Kể từ khi tham chính, trở thành thần tử dưới trướng của Tào Tháo, sau đó nhờ tiếp tục nhẫn nhịn 3 đời Tào gia và biết nắm bắt cơ hội, cuối cùng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” Tư Mã Ý thành công tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249.

Tư Mã Ý phát động chính biến khi đã ở tuổi “thất thập cổ lai hu”.

Năm 249, khi Tào Phương và Tào Sảng đang ở bên ngoài kinh thành để tới thăm mộ Tào Nguỵ Minh Đế (tức Tào Duệ), Tư Mã Ý đã nắm lấy cơ hội này để phát động chính biến, sử gọi là “Cao Bình Lăng chi biến”.

Khi Tào Phương lên ngôi, ban đầu Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng chia sẻ quyền lực. Nhưng không lâu sau đó, Tào Sảng nhanh chóng xây dựng phe cánh, nắm đại quyền trong triều đình. Trong 9 năm liên tiếp, Tư Mã Ý bị Tào Sảng trấn áp, gần như thâu tóm hết quyền lực trong triều.

Để giành lại quyền lực, Tư Mã Ý đã bí mật huấn luyện 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ (những binh sĩ không sợ cái ᴄһᴇ̂́т). Sau khi Tào Sảng rời cung, đội quân bí mật của Tư Mã Ý nhanh chóng khống chế kinh thành. Việc sử dụng đội quân 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ đã giúp Tư Mã Ý ép Tào Sảng phải đầu hàng.

Sự biến Cao Bình Lăng cũng đánh dấu mốc toàn bộ quyền lực của Tào Nguỵ rơi vào tay của gia tộc Tư Mã, đứng đầu là Tư Mã Ý. Cuộc lật đổ ngoạn mục này khiến quyền lực của hoàng đế nhà Tào Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Tư Mã Ý thành công thực hiện cuộc chính biến này chính là nhờ vào đội quân 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ mà ông âm thầm đào tạo và huấn luyện.

Con số 3.000 người quả là không hề nhỏ. Vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Tư Mã Ý có thể âm thầm nuôi đội quân này mà không bị triều đình phát hiện?

Bí mật tạo ra đội quân hùng mạnh của Tư Mã Ý

Theo Tấn thư Tuyên đế ký, ban đầu Tư Mã Ý đã âm thầm nuôi 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ rải rác trong thiên hạ, thậm chí không ai biết họ đến từ đâu.

Vào thời nhà Tào Nguỵ, việc âm thầm bồi dưỡng thế lực ngầm được coi là tội ᴄһᴇ̂́т. Thế nhưng ngay trong kinh thành Lạc Dương, dưới sự giám sát chặt chẽ của hoàng đế, Tư Mã Ý lại dám cả gan xây dựng một đội quân hùng mạnh của riêng mình.

Lúc bấy giờ, quyền lực quân sự của Tư Mã Ý đã bị tước đoạt, nhưng ông vẫn có sức ảnh hưởng về mặt chính trị. Tuy nhiên, cho dù có sức ảnh hưởng lớn thì Tư Mã Ý cũng không thể cất giấu áp giáp và vũ khí chiến đấu trên diện rộng.

Tuy quyền lực trong tay Tư Mã Ý suy giảm nhưng gia tộc Tư Mã ngay từ thời Đông Hán đã là một gia tộc lớn khi có nhiều người làm quan to trong triều. Chính vì vậy, việc sử dụng của cải và sức ảnh hưởng của gia tộc để âm thầm nuôi 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ không phải là một việc khó khăn.

Đội quân 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ được Tư Mã Ý âm thầm huấn luyện.

Việc âm thầm gây dựng một đội quân hùng mạnh cho riêng mình đã được Tư Mã Ý lên kế hoạch từ trước. Ông chiêu mộ được tổng cộng 3.000 quân. Họ được sắp xếp, cải trang làm các thành viên trong gia tộc, nằm rải rác khắp nơi… để huấn luyện bí mật.

Hơn nữa, sau khi bị tước mất thực quyền, lại đóng quân ở xa, Tư Mã Ý thường viện cớ đau ốm liên miên nên dần nới lỏng được sự cảnh giác của Tào Sảng.

Đây chính là khoảng thời gian và là cách để Tư Mã Ý thành lập lực lượng ngầm của mình mà không hề bị phát hiện.

Mặt khác, để đảm bảo đội quân 3.000 người này tuyệt đối trung thành và chiến đấu với tinh thần ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’, vũ khí bí mật mà Tư Mã Ý đưa ra chính là hứa hẹn sẽ ban thưởng tiền bạc và tước vị nếu họ lập công.

Thậm chí, sức hút từ khoản tiền đền bù cũng khiến những người lính này sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ để đảm bảo vợ, con và cha mẹ của họ có thể sống sót.

Chính nhờ nhẫn nhịn chờ thời cơ, lên kế hoạch tỉ mỉ và tập trung vào mục tiêu đã giúp Tư Mã Ý thành công trong cuộc lật đổ vào năm 249. Đội quân 3.000 ‘тᴜ̛̉ ѕɪ̃’ chính là một trong những minh chứng cho thấy sự dụng công, đầu tư và lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng của Tư Mã Ý.

Thành công của sự biến Cao Bình Lăng giúp Tư Mã Ý nắm được đại quyền. Sau đó, ông cẩn thận gạt bỏ tất cả các mối đe dọa tiềm tàng với quyền lực của mình, tạo nền móng vững chắc cho con cháu sau này thống nhất Tam Quốc và lập ra nhà Tấn.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163, Baidu