Phò tá Lưu Bị sau 16 năm “kề vai sát cánh” bên nhau nên có thể nói Lưu Bị đã biết quá rõ về Gia Cát Lượng. Trước khi qua đời, Lưu Bị cũng đã ám chỉ về những nhược điểm ᴄʜí ᴍạɴɢ của bản thân. Tuy nhiên, thật tiếc là Khổng Minh đã không hiểu được.

Lưu Bị, hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù còn có ý kiến nghi ngờ, Lưu Bị được sử sách ghi nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán.

Nếu nói Tào Tháo được hưởng cái lợi của Thiên tử, Tôn Quyền có cái lợi về địa lý, vậy thì sự nổi lên của Lưu Bị, xứng đáng được xem là truyền kì. Từ hai bàn tay trắng, Lư Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, đó là cả một hành trình đầy những chông gai.

Xuất thân từ gia đình nghèo khó, không có bối cảnh, gia thế, cũng không tiền tài, chỉ dựa vào khả năng của bản thân, Lưu Bị đã từng bước bước lên vị trí quân chủ của một tập đoàn ch.ính tr.ị thời Tam quốc.

Dẫu vậy, vẫn không thể phủ nhận một điều, rằng ngoài năng lực cá nhân, Lưu Bị đã vô cùng may mắn khi có được sự phò tá, trợ giúp đắc lực của những văn quan võ tướng nổi tiếng thời bấy giờ.

Về mưu sĩ, không thể không kể đến Gia Cát Lượng, Bàng Thống. Về võ tướng, không thể không kể đến những nhân vật tên tuổi uy chấn thiên hạ như Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Triệu Vân, Mã Siêu…

Tất cả những người này đều là một lòng trung nghĩa, hết mình phò tá Lưu Bị, dốc sức vì Thục Hán, thậm chí không màng đến tính mạng, sẵn sàng hi sinh bản thân vì đại cục.

Chỉ từ chi tiết này, cũng có thể dễ dàng nhận thấy Lưu Bị không chỉ giỏi dùng người mà còn là một vị minh quân hiếm có.

Lưu Bị ba lần phỏng bái nhà tranh mời Gia Cát Lượng

Lưu Bị nổi tiếng là người biết dùng người và trọng người tài. Cũng chính bởi thế nên mới có điển cố nổi tiếng thời Tam quốc “Ba lần phỏng bái nhà tranh”. Để mời cho được Gia Cát Lượng về phò tá mình, Lưu Bị đã không quản ngại, cất công tìm đến nhà Khổng Minh tiên sinh đến ba lần.

Nếu là một người bình thường, bị từ chối một lần có thể họ đã từ bỏ hoặc cho rằng trên đời này đâu phải chỉ có mình người đó, không mời được ông ta thì mời người khác. Song Lưu Bị vì có con mắt tinh tường, biết nhìn người và cũng rất cố chấp nên ông đã đích thân đến nhà mời Gia Cát Lượng tận ba lần. Thành ý của Lưu Bị cuối cùng cũng khiến Gia Cát Lượng cảm động, đồng ý xuống núi phò tá cho đối phương.

Điển cố nổi tiếng thời Tam quốc “Ba lần phỏng bái nhà tranh”. Ảnh: Sohu.

Trên phương diện dùng người, Lưu Bị đã dùng người sẽ không nghi ngờ. Sau khi mới được Gia Cát Lượng xuống núi, Lưu Bị đã trực tiếp phong Gia Cát Lượng làm thừa tướng kiêm Thống soái ba quân, mọi việc trong quân đều giao cho Khổng Minh tiên sinh lo liệu, xử lý.

Chính sự tin tưởng và trao quyền này của Lưu Bị đã giúp Gia Cát Lượng thoải mái hành xử trong quân, thậm chí đến tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông cũng vẫn dốc sức vì cho Thục Hán.

Nếu ví Gia Cát Lượng là Thiên lý mã thì Lưu Bị chắc chắn sẽ là Bá Nhạc, trong hai người không thể thiếu bất cứ ai.

Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị 16 năm. Trong 16 năm cận kề sớm tối, Lưu Bị sớm đã hiểu tường tận về Gia Cát Lượng. Cũng chính bởi rất hiểu về con người của thừa tướng cho nên trước lúc qua đời, ông mới có thể yên tâm gửi gắm con trai mình cho đối phương.

Không chỉ vậy, cũng vì quá hiểu Gia Cát Lượng nên trước khi qua đời, Lưu Bị cũng đã ám chỉ cho Gia Cát Lượng biết những nhược điểm ᴄʜí ᴍạɴɢ của bản thân. Tuy nhiên, thật tiếc là Khổng Minh đã không hiểu được.

Vị thừa tướng một đời cúc cung tận tụy với Thục Hán, túc trí đa mưu song vẫn có những khuyết điểm khiến Lưu Bị chưa thể yên tâm trước khi nhắm mắt.

Gia Cát Lượng cũng có những nhược điểm ᴄʜí ᴍạɴɢ. Ảnh: Sohu.

Yếu điểm của Gia Cát Lượng

Điểm yếu thứ nhất: Khổng Minh quá mức thận trọng.

Cẩn thận thận trọng vốn là tính tốt. Tuy nhiên, trong hành quân đ.ánh trận, nếu quá mức cẩn trọng đôi khi sẽ lỡ mất thời cơ tốt. Tuy Gia Cát Lượng rất mưu lược nhưng khi làm việc lại theo đuổi sự ổn định, không muốn ᴍạᴏ ʜɪểᴍ, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các trận đ.ánh giữa Thục Hán và các đối th.ủ.

Điểm yếu thứ hai: Khổng Minh không chịu “buông quyền”.

Gia Cát Lượng thích tự mình làm mọi chuyện. Ông không yên tâm khi giao toàn bộ nhiệm vụ và quyền hành cho bất cứ một ai.

Cần phải biết một thực tế là, một người dù có năng lực tài giỏi đến đâu đi nữa thì năng lực đó cũng chỉ là hữu hạn, thời gian cũng có hạn. Người lãnh đạo chỉ khi buông bớt được những việc vặt vãnh mới có thể tập trung được vào những việc lớn mang tính chất quyết sách, đồng thời có thể tận dụng được sức mạnh của tập thể để đạt được mục tiêu đề ra.

Điểm yếu thứ ba: Không giỏi dùng người.

Điểm yếu này là hệ quả của việc Khổng Minh tiên sinh luôn muốn tự lo liệu mọi chuyện.

Gia Cát Lượng không giỏi dùng người. Ảnh: Sohu.

Khi Lưu Bị còn sống, Lưu Bị rất yêu quý Ngụy Diên. Tuy Ngụy Diên là người đầu hàng về quân Thục song Lưu Bị đã trao cho ông ta rất nhiều quyền lợi, thậm chí còn phong Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung. Ngụy Diên cũng vì được tin tưởng và giao quyền nên đã lập rất nhiều chiến công.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiến hành Bắc ph.ạt, Ngụy Diên dẫn quân tiên phong, đại thắng Quách Hoài, từ đó có thể thấy Ngụy Diên cũng là người rất có mưu lược, có tài năng.

Vậy nhưng Khổng Minh lại không hề xem trọng Ngụy Diên, sẵn sàng trao quyền lực cho người khác, khiến tài năng của Ngụy Diên không có chỗ phát huy. Đây quả thực là điều khiến người khác phải tiếc nuối.

Theo Sohu, trước khi Lưu Bị qua đời, ông cũng đã ám chỉ cho Gia Cát Lượng về những điểm yếu này. Nếu Gia Cát Lượng hiểu được một nửa những lời Lưu Bị nói, có lẽ cũng đã không đến mức khiến Ngụy Diên phải ẩn dật, bản thân ông cũng không phải lao lực mà ᴄʜếᴛ khi mới ngoài 50 tuổi.

Kết cục của Gia Cát Lượng thực sự đã để lại quá nhiều tiếc nuối cho Thục Hán và người đời.