Nếu muốn, Tào Tháo đã có thể dễ dàng đoạt mạng Triệu Vân trong trận Trường Bản. Nhưng vì có ý đồ khác, nên ông đã lệnh cho quân không được b.ắn tên ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Triệu Tử Long.
Trong trận Trường Bản diễn ra vào năm 208 giữa hai thế lực là quân Thục Hán và Tào Ngụy, quân của Thục Hán bị đ.ánh cho tan tác, vô số binh tướng bên cạnh Lưu Bị bị đánh tới thất linh bát lạc.
Lúc này, vợ con của Lưu Bị cũng bị thất lạc, ông chỉ có thể đem theo Triệu Vân, Trương Phi, Gia Cát Lượng và một vài người khác chạy trốn.
Trong lúc nước sôi l.ửa bỏng, quay đầu lại đã không thấy Triệu Vân đâu nên nhiều người đã cho rằng Triệu Vân ph.ản bội, tìm đường sang hàng Tào Tháo. Duy chỉ có Lưu Bị luôn tin tưởng Triệu Vân sẽ không ph.ản bội mình.
Quả đúng như vậy, thì ra Triệu Vân quay lại, xông vào vòng vây của quân Tào Ngụy để cứu vợ con Lưu Bị.
Tại sao Tào Tháo không hạ lệnh ɢɪếᴛ Triệu Vân?
Tào Tháo thấy được sự dũng mãnh vô song của Triệu Vân, một mình một ngựa xông vào giữa hàng vạn quân địch, càng đ.ánh lại càng dũng, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ không biết bao nhiêu binh tướng của mình.
Bản thân Tào Tháo là người yêu mến nhân tài nên ông đã lệnh cho lính dưới trướng không được b.ắn tên, chỉ được b.ắt sống.
Thật ra lúc này, nếu Tào Tháo muốn bắt Triệu Vân, cho dù võ nghệ của Triệu Tử Long có xuất chúng đến thế nào đi chăng nữa, thì một hổ cũng khó có thể chống lại được cả một đàn sói.
Triệu Vân ch.ém Yến Minh, đẩy lui Trương Cáp, dốc sức đ.ánh bốn tướng, thương vong vô số. Tào Tháo lúc bấy giờ đang ngồi trên Cảnh Sơn quan sát trận đấu, ông đã chứng kiến hết hành động anh dũng xuyên qua lớp lớp vòng vây của Triệu Vân.
Tào Tháo vội vàng hỏi quanh mình: Tướng dưới núi là ai? Tào Hồng phi ngựa xuống núi hỏi thăm, Triệu Vân lên tiếng trả lời rằng: “Ta là Triệu Tử Long ở Thường Sơn!”
Sau khi được bẩm báo lại, Tào Tháo khen ngợi rằng: “Quả là mãnh tướng! Ta phải b.ắt sống được hắn!” Tào Tháo còn lập tức hạ lệnh cho người phi ngựa tới báo cho các nơi: “Nếu Triệu Vân tới, không được b.ắn lén, chỉ được b.ắt sống.”
Hình ảnh nhân vật Triệu Vân trên phim.
Tào Tháo lấy danh nghĩa chiêu hàng, không cho phép b.ắn tên, thay vào đó để các tướng tiếp tục lên giao chiến với Triệu Vân, kết quả là Triệu Vân đã ɢɪếᴛ tới 54 tướng của quân Tào chỉ trong một trận.
Kết quả là, người đứng đầu tập đoàn Tạo Ngụy cuối cùng phải trơ mắt nhìn Triệu Vân thất tiến thất xuất, thoát ra khỏi vòng vây. Không chỉ cứu được A Đẩu, Tử Long còn ᴄướᴘ được thanh bảo kiếm của Tào Mạnh Đức.
Đây là thanh kiếm mà Tào Tháo yêu thích nhất, vì thế nên ông đã rất tức giận. Nhưng đồng thời, ông cũng vô cùng nể phục võ công của Triệu Vân, thầm nghĩ, người lợi hại như vậy, tại sao không chiêu mộ về phục vụ mình.
Nghĩ vậy, Tào Tháo liền cho người điều tra lai lịch viên tướng này và phát hiện ra rằng, thì ra trong trận Hổ Lao môn, Tử Long và mình đã từng gặp mặt, nhưng khi đó ông ông hề để ý đến người này, bởi suy cho cùng khi đó Triệu Vân chỉ là một binh sĩ bình thường.
Tào Tháo cảm thấy tiếc nuối vì để mất một võ tướng vừa dũng mãnh vừa trung thành.
Giống như Tào Tháo, Lưu Bị cũng là một kiêu hùng. Đối diện với Triệu Vân vừa phá vòng vây kẻ th.ù, đem con về cho mình, lại nhìn thấu tâm kế của Tào Tháo, ông lập tức vứt A Đẩu xuống đất, mắng nhiếc rằng:”Vì ngươi mà ta suýt nữa mất đi một đại tướng”.
Hành động này chính là một mũi tên nhắm tới hai cái đích, vừa là để lấy lòng Triệu Vân, vừa là tuyên bố với Tào Tháo rằng mưu kế của ông ta đã thất bại.
Kế hoạch thu nạp nhân tài của Tào Tháo thất bại nhưng đã mang về cho ông cái danh yêu mến người tài, còn Lưu Bị mặc dù có được cái danh nhân nghĩa nhưng đồng thời cũng khiến người ta không khỏi nghi hoặc, liệu có thật là ông coi trọng Triệu Vân hơn A Đẩu con mình?
Nhưng dù sự thật có thế nào đi nữa thì việc Triệu Tử Long thất tiến thất xuất trong trận Trường Bản cũng đã cho chúng ta thấy được một võ tướng dũng mãnh hơn người và tư duy mưu lược sâu sắc của hai kiêu hùng thời Tam Quốc.